Giải Câu 4 Giải bài tập Tiếng Việt trang 46 Sách bài tập Ngữ Văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo (trang 46, 47, 48) – Sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Chân trời sáng tạo. Gợi ý: Dựa vào kiến thức đã học về phép so sánh.
Câu hỏi/Đề bài:
Tìm và chỉ ra tác dụng của những phép so sánh có trong các đoạn văn sau:
a. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những nơi cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.
(Tô Hoài, Bài học đường đời đầu tiên)
b. Tôi hiểu, khu vườn là món quà bất tận của tôi. Mỗi một bông hoa là một món quà nhỏ, một vườn hoa là món quà lớn.
(Nguyễn Ngọc Thuần, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ)
Hướng dẫn:
Dựa vào kiến thức đã học về phép so sánh
Đọc kĩ văn bản
Lời giải:
Phép so sánh trong các đoạn văn:
a.
“Những nơi cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua”
“Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc”
=> Tác dụng: làm câu văn thêm sinh động, gợi tả, giúp người đọc hình dung rõ hơn về sức vóc cường tráng của Dế Mèn, đồng thời thể hiện thái độ kiêu căng, hóm hỉnh.
b.
“Khu vườn là món quà bất tận của tôi”.
“Mỗi một bông hoa là một món quà nhỏ, một vườn hoa là món quà lớn”.
=> Tác dụng: giúp người đọc hình dung rõ hơn về giá trị của thiên nhiên đối với cuộc sống của nhân vật “tôi”.