Đáp án Câu 2 Giải bài tập Tiếng Việt trang 46 Sách bài tập Ngữ Văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo (trang 46, 47, 48) – Sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Chân trời sáng tạo. Tham khảo: Ôn lại kiến thức về từ loại.
Câu hỏi/Đề bài:
Cho từng cặp câu sau:
a1. Giọng bà trầm bổng, ngân nga.
a2. Giọng bà trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông.
b1. Cô Gió khẽ lách qua khe cửa kính.
b2. Cô Gió nhẹ nhàng khẽ lách qua khe cửa kính.
c1. Con chim đã không cứu được nó.
c2. Con chim cánh to cánh nhỏ đã không cứu được nó.
d1. Con vật lồng lộn.
d2. Con vật bỗng lồng lộn khắp phòng, như đau đớn, như căm phẫn.
đ1. Chú cừu cố rướn người, đưa chiếc mõm hồng hồng xinh xinh ve vuốt hai chị em.
đ2. Chú cừu trắng muốt hiền lành cố rướn người, đưa chiếc mõm hồng hồng xinh xinh ve vuốt hai chị em.
Em hãy:
a. Xác định thành phần chủ ngữ và vị ngữ của các câu trên.
b. Câu thứ hai trong từng cặp câu trên có thành phần nào được mở rộng bằng cụm từ? Xác định loại cụm từ (cụm danh từ, cụm động từ hay cụm tính từ) được dùng để mở rộng trong những câu ấy. Nêu tác dụng của việc sử dụng những cụm từ ấy để mở rộng các thành phần chính của câu.
Hướng dẫn:
Ôn lại kiến thức về từ loại
Lời giải:
a. Xác định chủ ngữ, vị ngữ:
a1. Giọng bà/trầm bổng, ngân nga.
a2. Giọng bà/trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông.
b1. Cô Gió/khẽ lách qua khe cửa kính.
b2. Cô Gió/nhẹ nhàng khẽ lách qua khe cửa kính.
c1. Con chim/đã không cứu được nó.
c2. Con chim cánh to cánh nhỏ/đã không cứu được nó.
d1. Con vật/lồng lộn.
d2. Con vật/bỗng lồng lộn khắp phòng, như đau đớn, như căm phẫn.
đ1. Chú cừu/cố rướn người, đưa chiếc mõm hồng hồng xinh xinh ve vuốt hai chị em.
đ2. Chú cừu trắng muốt hiền lành/cố rướn người, đưa chiếc mõm hồng hồng xinh xinh ve vuốt hai chị em.
đ2. Chú cừu trắng muốt hiền lành/cố rướn người, đưa chiếc mõm hồng hồng xinh xinh ve vuốt hai chị em.
b.
Câu a2 có một phần vị ngữ được mở rộng bằng cụm từ “ngân nga như tiếng chuông”.
Câu b2 biến vị ngữ của câu từ một cụm động từ đơn giản thành một cụm động từ có thông tin chi tiết, cụ thể.
Câu c2 biến chủ ngữ của câu từ một cụm danh từ đơn giản thành một cụm danh từ có thông tin chi tiết, cụ thể.
Câu d2 biến vị ngữ của câu từ một từ thành một cụm động từ.
Câu đ2 biến vị ngữ của câu từ một cụm động từ đơn giản thành một cụm động từ có thông tin chi tiết, cụ thể, biến chủ ngữ của câu từ một cụm danh từ đơn giản thành một cụm danh từ có thông tin chi tiết, cụ thể.