Trang chủ Lớp 6 Văn lớp 6 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Cánh diều Câu hỏi 6 Bài đọc hiểu: Khan hiếm nước ngọt, SBT trang...

Câu hỏi 6 Bài đọc hiểu: Khan hiếm nước ngọt, SBT trang 19 Văn 6 Cánh diều, tập 2: Vì sao đoạn trích sau được coi là một đoạn văn? Câu chủ đề của đoạn văn này là gì? Đúng là bề mặt quả đất mênh mông là nước

Lời giải Câu hỏi 6 Bài đọc hiểu: Khan hiếm nước ngọt, SBT trang 19 Ngữ văn 6 Cánh diều, tập 2 – Bài tập đọc hiểu: Khan hiếm nước ngọt trang 19 Sách bài tập Ngữ văn 6 – Cánh diều.

Câu hỏi/Đề bài:

Vì sao đoạn trích sau được coi là một đoạn văn? Câu chủ đề của đoạn văn này là gì?

Đúng là bề mặt quả đất mênh mông là nước, nhưng đó là nước mặn chứ đâu phải là nước ngọt, lại càng không phải là nước sạch mà con người và động vật, thực vật quanh ta có thể dùng được. Hầu hết nước trên hành tinh mà chúng ta đang sống là nước mặn. Trong khi số nước ngọt còn lại thì hầu hết bị đóng băng ở Bắc Cực, Nam Cực và trên dãy núi Hi-ma-lay-a (Himalaya). Vậy thì con người chỉ có thể khai thác nước ngọt ở sông, suối, đầm, ao, hồ và nguồn nước ngầm. Số nước ngọt như vậy không phải là vô tận, không phải cứ dùng hết lại có và đang ngày càng bị nhiễm bẩn bởi chính con người gây ra. Đủ thứ rác thải, có những thứ rác tiêu huỷ được, nhưng có những thứ hàng chục năm sau chưa chắc đã phá huỷ, cả những chất độc hại cứ vô tư ngấm xuống đất, thải ra sông suối. Như vậy là nguồn nước sạch lại ngày càng khan hiếm hơn nữa.

(Khan hiếm nước ngọt)

Hướng dẫn:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải:

Đoạn trích được coi là đoạn văn bởi đó là tập hợp của những câu văn viết liền nhau. Cả đoạn biểu đạt được một ý khá hoàn chỉnh. Câu chủ đề đứng ở đầu đoạn: “Đúng là bề mặt quả đất mênh mông là nước, nhưng đó là nước mặn chứ đâu phải là nước ngọt, lại càng không phải là nước sạch mà con người và động vật, thực vật quanh ta có thể dùng được”.