Giải Câu hỏi 4 Câu tiếng Việt, SBT trang 35 Ngữ văn 6 Cánh diều, tập 2 – Bài tập tiếng Việt trang 35 Sách bài tập Ngữ văn 6 – Cánh diều.
Câu hỏi/Đề bài:
(Bài tập 3, SGK) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Một lần, khi được hỏi về thời gian sáng tác bài hát, ông cười trả lời: “Tôi viết trong hai tiếng cộng cả cuộc đời! Bởi nếu không sống những ngày gian khổ, không nuôi khát vọng giải phóng dân tộc, làm sao cảm xúc có thể vỡ oà cùng ngày chiến thắng. Để có được như ngày hôm nay, chúng ta đã phải đổi bằng máu và nước mắt”. (Nguyệt Cát)
a) Tìm trạng ngữ của câu mở đầu đoạn văn và cho biết: Vì sao tác giả không cần nêu đích xác ngày tháng như trong các văn bản Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập”, Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ (sách Ngữ văn 6, tập một, trang 90, 94)
b) Tìm trạng ngữ của câu thứ hai trong đoạn văn và cho biết: Nội dung trạng ngữ đó được giải thích ở những câu tiếp theo như thế nào? Cách viết này phù hợp với yêu câu thể hiện nghĩa của văn bản (trình bày sự kiện theo mối quan hệ nguyên nhân – kết quả) như thế nào?
Hướng dẫn:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải:
a)
– Trạng ngữ ở câu 1: Một lần, khi được hỏi về thời gian sáng tác bài hát.
– Lí do tác giả không nêu đích xác ngày tháng như ở các trạng ngữ thời gian trong hai văn bản Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập”, Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ: Văn bản Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng là loại văn bản thuật lại sự kiện theo mối quan hệ nguyên nhân – kết quả (nên không cần nêu đích xác ngày tháng ở trạng ngữ thời gian); còn các văn bản Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập”, Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ là loại văn bản thuật lại các sự kiện lịch sử (nên cần nêu đích xác ngày tháng ở trạng ngữ thời gian để đánh dấu cụ thể các sự kiện được thuật lại theo trình tự thời gian).
b)
– Trạng ngữ của câu 2: trong hai tiếng cộng cả cuộc đời.
– Nội dung của trạng ngữ được tác giả giải thích ở những câu tiếp theo: Sở dĩ bài hát được hoàn thành “trong hai tiếng cộng cả cuộc đời” vì tác giả đã được sống trong những ngày gian khổ, luôn nuôi khát vọng giải phóng dân tộc và thấu hiểu rằng “Để có được như ngày hôm nay, chúng ta đã phải đổi bằng máu và nước mắt”.
– Cách trình bày trên đây hoàn toàn phù hợp với yêu cầu thể hiện ý nghĩa của văn bản (trình bày các sự kiện theo mối quan hệ nguyên nhân – kết quả).