Gợi ý giải Đề thi học kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức – Đề số 7 – Đề thi học kì 2 – Đề số 7 – Đề thi đề kiểm tra Văn lớp 6 Kết nối tri thức. Văn bản nào dưới đây là văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện?…
Đề thi
Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Câu 1. Văn bản nào dưới đây là văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện?
A. Thánh Gióng
B. Sơn Tinh, Thủy Tinh
C. Chuyện cổ nước mình
D. Ai ơi mồng 9 tháng 4
Câu 2. Trong văn bản Xem người ta kìa, khi bị so sánh với người khác, tác giả đã đưa ra ý kiến gì?
A. Mọi người đều giống nhau
B. Mỗi người đều chung nòi giống
C. Mỗi người đều khác nhau
D. Mỗi người đều có lòng tự trọng
Câu 3. Thánh Gióng biểu trưng cho tinh thần gì của dân tộc?
A. Tinh thần quật cường chống giặc ngoại xâm
B. Sức mạnh thần kì của lòng yêu nước
C. Sức mạnh trỗi dậy phi thường của vận nước buổi lâm nguy
D. Lòng yêu nước, sức mạnh phi thường, tinh thần đoàn kết trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm
Câu 4. Trong các câu văn dưới đây, trật tự của câu nào thể hiện trình tự quan sát của người nói?
A. Đáng tội nghiệp nhất là hai cô không sầu tư, không có một nỗi chán nản ghê gớm, nó xui ta cầu xin cái chết (Xuân Diệu)
B. Các nhà đã lên đèn cả rồi, đèn treo trong nhà bác phở Mĩ, đèn hoa kì leo lét trong nhà ông Cửu, và đèn dây sáng xanh trong hiệu khác… (Thạch Lam)
C. Bọn ấy đều hoặc là bạn hàng, hoặc là vây cánh, hoặc là tya sai của nghị Hách cả (Vũ Trọng Phụng)
D. Rồi hắn tháo giày, quăng từng chiếc một vào xó nhà (Nam Cao)
Câu 5. Ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng là gì?
A. Thể hiện quan điểm, ước mơ của nhân dân về người anh hùng đánh giặc, cứu nước
B. Thể hiện lòng biết ơn của người dân muốn người anh hùng dân tộc trở nên bất tử
C. Là biểu tượng của lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi và tinh thần sẵn sàng chống quân xâm lược của nhân dân ta
D. Tất cả đáp án trên
Câu 6. Đâu là giá trị nghệ thuật của văn bản Bài tập làm văn?
A. Lời kể đặc sắc, hài hước
B. Lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác đáng, dẫn chứng thuyết phục
C. Sử dụng giọng điệu tha thiết, giàu cảm xúc
D. Xây dựng tâm lý nhân vật đặc sắc
Câu 7. Sự thật lịch sử nào được phản ánh trong truyện Thánh Gióng?
A. Đứa trẻ lên ba không biết nói, không biết cười, cũng chẳng biết đi bỗng trở thành tráng sĩ diệt giặc Ân
B. Tráng sĩ Gióng hi sinh sau khi đánh tan quân giặc Ân
C. Ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta liên tiếp chống giặc ngoại xâm để bảo vệ non sông đất nước
D. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre ngà giết giặc
Câu 8. Nhân dân ta gửi gắm ước mơ nào trong truyện Thánh Gióng?
A. Vũ khí hiện đại mới có thể tiêu diệt được giặc
B. Tinh thần đoàn kết chống xâm lăng là yếu tố cốt lõi
C. Người anh hùng giúp nhân dân diệt giặc
D. Trong chiến tranh, tình làng nghĩa xóm được phát huy
Câu 9. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh phản ánh hiện thực, mơ ước của người Việt trong công cuộc?
A. Dựng nước
B. Giữ nước
C. Xây dựng nền văn hóa dân tộc
D. Đấu tranh chống thiên tai
Câu 10. Người nói cần dựa vào đâu để lựa chọn trật tự từ phù hợp?
A. Thời gian giao tiếp
B. Yêu cầu của giao tiếp
C. Chọn theo sở thích
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 11. Trạng ngữ “Trên bốn chòi canh” trong câu “Trên bốn chòi canh, ngục tốt cũng bắt đầu điểm vào cái quạnh quẽ của trời tối mịt, những tiếng kiểng và mõ đều đặn thưa thớt” (Nguyễn Tuân) biểu thị điều gì?
A. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu
B. Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu
C. Mục đích của hành động được nói đến trong câu
D. Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu
Câu 12. Khi trình bày bài nói, chúng ta không nên làm gì?
A. Dựa vào phần tóm tắt ý đã chuẩn bị trước
B. Trình bày từ khái quát đến cụ thể
C. Nhìn tập trung vào một điểm trong lớp học để nhớ lại nội dung nói
D. Kết nối các tư liệu trực quan (hình ảnh, đoạn phim, sơ đồ, bảng biểu,…) với bài nói
Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. Hiếu thảo với ông bà cha mẹ là một phẩm chất vô cùng đáng quý. Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lòng hiếu thảo trong cuộc sống.
Câu 2. Kể lại truyền thuyết Thánh Gióng bằng lời văn của em.
Đáp án
Phần I:
Câu 1 (0.25 điểm):
Văn bản nào dưới đây là văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện? A. Thánh Gióng B. Sơn Tinh, Thủy Tinh C. Chuyện cổ nước mình D. Ai ơi mồng 9 tháng 4 |
Hướng dẫn:
Nhớ lại nội dung từng văn bản
Lời giải:
Văn bản Ai ơi mồng 9 tháng 4 là văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện
=> Đáp án: D
Câu 2 (0.25 điểm):
Trong văn bản Xem người ta kìa, khi bị so sánh với người khác, tác giả đã đưa ra ý kiến gì? A. Mọi người đều giống nhau B. Mỗi người đều chung nòi giống C. Mỗi người đều khác nhau D. Mỗi người đều có lòng tự trọng |
Hướng dẫn:
Nhớ lại nội dung văn bản
Lời giải:
Khi bị so sánh với người khác, tác giả đã đưa ra ý kiến: mỗi người đều khác nhau
=> Đáp án: C
Câu 3 (0.25 điểm):
Thánh Gióng biểu trưng cho tinh thần gì của dân tộc? A. Tinh thần quật cường chống giặc ngoại xâm B. Sức mạnh thần kì của lòng yêu nước C. Sức mạnh trỗi dậy phi thường của vận nước buổi lâm nguy D. Lòng yêu nước, sức mạnh phi thường, tinh thần đoàn kết trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm |
Hướng dẫn:
Nhớ lại nội dung văn bản
Lời giải:
Thánh Gióng biểu trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh phi thường, tinh thần đoàn kết trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm
=> Đáp án: D
Câu 4 (0.25 điểm):
Trong các câu văn dưới đây, trật tự của câu nào thể hiện trình tự quan sát của người nói? A. Đáng tội nghiệp nhất là hai cô không sầu tư, không có một nỗi chán nản ghê gớm, nó xui ta cầu xin cái chết (Xuân Diệu) B. Các nhà đã lên đèn cả rồi, đèn treo trong nhà bác phở Mĩ, đèn hoa kì leo lét trong nhà ông Cửu, và đèn dây sáng xanh trong hiệu khác… (Thạch Lam) C. Bọn ấy đều hoặc là bạn hàng, hoặc là vây cánh, hoặc là tya sai của nghị Hách cả (Vũ Trọng Phụng) D. Rồi hắn tháo giày, quăng từng chiếc một vào xó nhà (Nam Cao) |
Hướng dẫn:
Vận dụng kiến thức đã học
Lời giải:
Câu B thể hiện trình tự quan sát của người nói
=> Đáp án: B
Câu 5 (0.25 điểm):
Ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng là gì? A. Thể hiện quan điểm, ước mơ của nhân dân về người anh hùng đánh giặc, cứu nước B. Thể hiện lòng biết ơn của người dân muốn người anh hùng dân tộc trở nên bất tử C. Là biểu tượng của lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi và tinh thần sẵn sàng chống quân xâm lược của nhân dân ta D. Tất cả đáp án trên |
Hướng dẫn:
Nhớ lại nội dung truyện Thánh Gióng
Lời giải:
Tất cả đáp án trên
=> Đáp án: D
Câu 6 (0.25 điểm):
Đâu là giá trị nghệ thuật của văn bản Bài tập làm văn? A. Lời kể đặc sắc, hài hước B. Lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác đáng, dẫn chứng thuyết phục C. Sử dụng giọng điệu tha thiết, giàu cảm xúc D. Xây dựng tâm lý nhân vật đặc sắc |
Hướng dẫn:
Nhớ lại giá trị nghệ thuật của văn bản
Lời giải:
Lời kể đặc sắc, hài hước là giá trị nghệ thuật của văn bản
=> Đáp án: A
Câu 7 (0.25 điểm):
Sự thật lịch sử nào được phản ánh trong truyện Thánh Gióng? A. Đứa trẻ lên ba không biết nói, không biết cười, cũng chẳng biết đi bỗng trở thành tráng sĩ diệt giặc Ân B. Tráng sĩ Gióng hi sinh sau khi đánh tan quân giặc Ân C. Ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta liên tiếp chống giặc ngoại xâm để bảo vệ non sông đất nước D. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre ngà giết giặc |
Hướng dẫn:
Nhớ lại bối cảnh, nội dung câu chuyện
Lời giải:
Sự thật lịch sử được phản ánh trong truyện Thánh Gióng là: Ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta liên tiếp chống giặc ngoại xâm để bảo vệ non sông đất nước
=> Đáp án: C
Câu 8 (0.25 điểm):
Nhân dân ta gửi gắm ước mơ nào trong truyện Thánh Gióng? A. Vũ khí hiện đại mới có thể tiêu diệt được giặc B. Tinh thần đoàn kết chống xâm lăng là yếu tố cốt lõi C. Người anh hùng giúp nhân dân diệt giặc D. Trong chiến tranh, tình làng nghĩa xóm được phát huy |
Hướng dẫn:
Nhớ lại nội dung truyện
Lời giải:
Nhân dân ta gửi gắm ước mơ: tinh thần đoàn kết chống xâm lăng là yếu tố cốt lõi
=> Đáp án: B
Câu 9 (0.25 điểm):
Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh phản ánh hiện thực, mơ ước của người Việt trong công cuộc? A. Dựng nước B. Giữ nước C. Xây dựng nền văn hóa dân tộc D. Đấu tranh chống thiên tai |
Hướng dẫn:
Nhớ lại nội dung truyện
Lời giải:
Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh phản ánh hiện thực, mơ ước của người Việt trong công cuộc đấu tranh chống thiên tai
=> Đáp án: D
Câu 10 (0.25 điểm):
Người nói cần dựa vào đâu để lựa chọn trật tự từ phù hợp? A. Thời gian giao tiếp B. Yêu cầu của giao tiếp C. Chọn theo sở thích D. Cả 3 đáp án trên |
Hướng dẫn:
Vận dụng kiến thức đã học
Lời giải:
Người nói cần dựa vào yêu cầu giao tiếp để lựa chọn trật tự từ phù hợp
=> Đáp án: B
Câu 11 (0.25 điểm):
Trạng ngữ “Trên bốn chòi canh” trong câu “Trên bốn chòi canh, ngục tốt cũng bắt đầu điểm vào cái quạnh quẽ của trời tối mịt, những tiếng kiểng và mõ đều đặn thưa thớt” (Nguyễn Tuân) biểu thị điều gì? A. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu B. Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu C. Mục đích của hành động được nói đến trong câu D. Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu |
Hướng dẫn:
Vận dụng kiến thức về trạng ngữ
Lời giải:
Trạng ngữ chỉ nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu
=> Đáp án: A
Câu 12 (0.25 điểm):
Khi trình bày bài nói, chúng ta không nên làm gì? A. Dựa vào phần tóm tắt ý đã chuẩn bị trước B. Trình bày từ khái quát đến cụ thể C. Nhìn tập trung vào một điểm trong lớp học để nhớ lại nội dung nói D. Kết nối các tư liệu trực quan (hình ảnh, đoạn phim, sơ đồ, bảng biểu,…) với bài nói |
Hướng dẫn:
Vận dụng kiến thức đã học
Lời giải:
Khi trình bày bài nói, chúng ta không nên nhìn tập trung vào một điểm trong lớp học để nhớ lại nội dung nói
=> Đáp án: C
Phần II (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
Hiếu thảo với ông bà cha mẹ là một phẩm chất vô cùng đáng quý. Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lòng hiếu thảo trong cuộc sống. |
Hướng dẫn:
Nêu suy nghĩ của em
Lời giải:
Gợi ý:
– Hiếu thảo từ bao đời nay đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đó là một trong những phẩm chất đạo đức cần thiết giúp hoàn thiện nhân cách con người.
– Lòng hiếu thảo chính là sợi dây gắn kết đầy yêu thương giữa các cá nhân trong gia đình, tập thể, để mối quan hệ ấy càng thêm bền vững và thắm thiết hơn bao giờ hết.
– Là tấm lòng yêu thương chăm sóc ông bà cha mẹ, luôn luôn đối xử chân thành, kính trọng hết mực.
– Con cái phải biết tôn trọng, lắng nghe và chia sẻ những khó khăn với cha mẹ, chăm chỉ học tập tu dưỡng đạo đức không để cha mẹ phải phiền lòng.
– Bởi ông bà, cha mẹ là người đã có công sinh thành và nuôi nấng chúng ta nên người, trong cả quá trình đó không biết đã phải chịu bao vất vả thiệt thòi chẳng thể nào kể hết.
– Vậy nên ngay từ bây giờ chúng ta hãy cố gắng thật hiếu thảo với ông bà cha mẹ, bởi không ai chiến thắng được sức mạnh của thời gian, đừng để phải hối hận.
Câu 2 (5 điểm):
Kể lại truyền thuyết Thánh Gióng bằng lời văn của em. |
Hướng dẫn:
Nhớ lại các sự kiến chính cảu truyện và kể lại bằng lời của mình.
Lời giải:
Dàn ý tham khảo:
1. Mở bài
– Dẫn dắt vào câu chuyện.
– Thời gian và không gian xảy ra câu chuyện: Đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng.
2. Thân bài
a. Gốc tích lạ lùng của Thánh Gióng
– Hai ông bà đã già, chưa có con.
– Bà lão giẫm lên một dấu chân khổng lồ, về nhà thụ thai.
– Mười hai tháng sau bà sinh một đứa con trai.
– Khi ba tuổi chú bé vẫn chư biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi.
b. Thánh Gióng nói được và lớn nhanh như thổi
– Giặc Ân xâm lược, thế giặc mạnh, vua chó sứ giả đi tìm người tài.
– Chú bé bỗng nhiên nói được, nhờ mẹ mời sứ giả. Nói với sứ giả đúc ngựa sắt, áo giáp sắt, roi sắt.
– Chú bé lớn nhanh như thổi, ăn không đủ no. Dân làng góp thóc gạo nuôi chú.
c. Thánh Gióng đánh giặc và bay về trời
– Giặc đến chân núi Trâu. Sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến.
– Chú bé vươn vai thành tráng sĩ khổng lồ, vỗ vào mông ngựa, ngựa hí vang. Tráng sĩ mặc giáp, cầm roi, cưỡi ngựa ra trận.
– Ngựa xông vào giặc; tráng sĩ cầm roi đánh giặc, ngựa sắt phun lửa thiêu giặc. Giặc chết như rạ.
– Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ tre đánh giặc.
– Đuổi giặc đến chân núi Sóc, tráng sĩ lên núi, cởi áo để lại cùng ngựa bay lên trời.
– Vua phong tráng sĩ là Phù Đổng Thiên Vương, lập đền thờ.
3. Kết bài
Hiện nay ở làng Phù Đổng vẫn còn đền thờ Thánh Gióng, những bụi tre đằng ngà, những hồ ao liên tiếp lưu giữ dấu chân ngựa của Thánh Gióng đi qua.
– Suy nghĩ của em về công lao của anh hùng Gióng cũng như truyền thống quý báu trong công cuộc dựng nước và giữ nước cũng như tinh thần đoàn kết của cha ông ta.
– Lời hứa của em về sự gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.