Trang chủ Lớp 6 Văn lớp 6 Đề thi đề kiểm tra Văn lớp 6 - Kết nối tri thức Đề thi Đề thi giữa kì 2 – Đề số 3 Đề...

Đề thi Đề thi giữa kì 2 – Đề số 3 Đề thi đề kiểm tra Văn lớp 6: PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm) Trong văn bản Hai loại khác biệt

Giải chi tiết Đề thi Đề thi giữa kì 2 – Đề số 3 – Đề thi đề kiểm tra Văn lớp 6 Kết nối tri thức.

Câu hỏi/Đề bài:

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Câu 1. Trong văn bản Hai loại khác biệt, đâu không phải là sự khác biệt mà các bạn học sinh trong lớp đã lựa chọn?

A. Mặc quần áo quái lạ

B. Để kiểu tóc kì quặc

C. Nhào lộn trong phòng ăn trưa

D. Tụ tập chơi nhạc cụ

Câu 2. Hai loại khác biệt được trích từ đâu?

A. Khác biệt – thoát khỏi bầy đàn cạnh tranh

B. Tạp chí sông Lam

C. Văn học và cuộc sống

D. Văn học trong nhà trường

Câu 3. Văn bản Xem người ta kìa! sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

A. Miêu tả

B. Biểu cảm

C. Nghị luận

D. Thuyết minh

Câu 4. Đâu không phải giá trị nghệ thuật của văn bản Xem người ta kìa!?

A. Lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục

B. Xây dựng tâm lý nhân vật đặc sắc

C. Lời văn giàu hình ảnh

D. Sử dụng các dẫn chứng xác đáng, thuyết phục

Câu 5. Chi tiết dân làng góp gạo nuôi Thánh Gióng thể hiện phẩm chất gì của nhân dân ta?

A. Tương thân tương ái

B. Yêu nước

C. Đoàn kết

D. Tất cả đáp án trên

Câu 6. Văn bản nào dưới đây là văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện?

A. Thánh Gióng

B. Ai ơi mồng 9 tháng 4

C. Sơn Tinh, Thủy Tinh

D. Chuyện cổ nước mình

Câu 7. Trong văn bản Ai ơi mồng 9 tháng 4, hội trận nhằm mục đích mô tả cảnh tượng gì?

A. Cảnh Thánh Gióng chào đời

B. Cảnh Thánh Gióng lớn lên

C. Cảnh Thánh Gióng đánh giặc

D. Cảnh Thánh Gióng bay về trời

Câu 8. Sự thật lịch sử nào được phản ánh trong truyện Thánh Gióng?

A. Ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta liên tiếp chống giặc ngoại xâm để bảo vệ non sông đất nước

B. Đứa trẻ lên ba không biết nói, không biết cười, cũng chẳng biết đi bỗng trở thành tráng sĩ diệt giặc Ân

C. Tráng sĩ Gióng hi sinh sau khi đánh tan quân giặc Ân

D. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre ngà giết giặc

Câu 9. Trong phần mở đầu bài nói kể lại truyện truyền thuyết Thánh Gióng, chúng ta nên nói gì?

A. Giới thiệu hoặc nêu lí do kể lại truyền thuyết Thánh Gióng

B. Giới thiệu về xuất thân của Thánh Gióng

C. Suy nghĩ của bản thân về các nhân vật chính trong truyện

D. Giới thiệu về triều đại Thánh Gióng ở.

Câu 10. Trong phần kết thúc bài nói kể lại truyện truyền thuyết Thánh Gióng, chúng ta nên nói gì?

A. Nhận xét về ngoại hình các nhân vật

B. Nêu cảm nghĩ về các nhân vật phụ trong truyện

C. Nêu cảm nghĩ về truyện hoặc nhân vật chính trong truyện

D. Cho thêm một nhân vật mới xuất hiện

Câu 11. Dàn ý của bài trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống bao gồm mấy phần?

A. Một phần

B. Hai phần

C. Ba phần

D. Bốn phần

Câu 12. Xác định nội dung chính của đoạn văn sau?

Từ xưa, người Kẻ Chợ có câu ngạn ngữ: “Nắng ông Từa, mưa ông Gióng”. Có nghĩa là cứ vào ngày hội thánh Từa (tức Từ Đạo Hạnh) mồng 7 tháng 3 âm lịch thì thế nào cũng nắng to; còn vào hội Gióng, mồng 9 tháng 4 âm lịch thì có mưa, vì bắt đầu mùa mưa dông. Lễ hội Gióng hay còn gọi là hội làng Phù Đổng là một trong những lễ hội lớn nhất ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ.

(Ai ơi mồng 9 tháng 4 – Anh Thư)

A. Giới thiệu về lễ hội Gióng

B. Nêu lên thời gian, đặc điểm và diễn biến buổi lễ

C. Ý nghĩa của lễ hội Gióng

D. Đáp án khác

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)

Kể về một truyền thuyết có nhắc tới một địa danh mà em biết.