Gợi ý giải Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo – Đề số 11 – Đề thi giữa kì 2 – Đề số 11 – Đề thi đề kiểm tra Văn lớp 6 Chân trời sáng tạo. Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:…
Đề thi
Phần I. Đọc hiểu
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:
MỞ SÁCH RA LÀ THẤY
Bao la và bí ẩn
Như biển xa rừng sâu
Mở ra một cuốn sách
Một thế giới bắt đầu
Ẩn hiện sau mặt chữ
Là bao gương mặt người
Có long lanh nước mắt
Có rạng rỡ miệng cười
Có ngày mưa tháng nắng
Mùa xuân và mùa đông
Cô Tấm và cô Cám
Thạch Sanh và Lý Thông
Có địa ngục, thiên đường
Có quỷ, ma, tiên, Phật
Có bác gấu dữ dằn
Có cô nai nhút nhát…
Đôi khi kẻ độc ác
Lại không là cọp beo
Cũng đôi khi đói nghèo
Chưa hẳn người tốt bụng
Trăm sông dài, biển rộng
Nghìn núi cao, vực sâu
Cả bốn biển, năm châu
Mở sách ra là thấy
Lật một trang sách mới
Như vung cây đũa thần
Thấy sao Kim, sao Hoả
Thấy ngàn xưa Lý – Trần…
Ta “đi” khắp thế gian
Chỉ bằng đôi con mắt
Sẽ “cận thị” suốt đời
Những ai không đọc sách
(Theo Cao Xuân Sơn, Hỏi lá hỏi hoa NXB Kim Đồng, 2017)
Câu 1. Bài thơ trên thuộc thể thơ gì?
A. Thơ cách luật
B. Thơ 5 chữ
C. Thơ lục bát
D. Thơ 7 chữ
Câu 2. Em hãy xác định chủ đề của bài thơ.
A. Sách làm cho tâm hồn ta thêm đẹp đẽ, phong phú.
B. Sách giúp ta nhìn ra thế giới.
C. Cách mở ra cho chúng ta thế giới loài người.
D. A và B đúng.
Câu 3. Hãy nêu tác dụng dấu ngoặc kép trong khổ thơ sau :
Ta “đi” khắp thế gian
Chỉ bằng đôi con mắt
Sẽ “cận thị” suốt đời
Những ai không đọc sách
A. Dấu ngoặc kép thường được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó.
B. Dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
C. Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu các từ ngữ có hàm ý mỉa mai.
D. Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu tên của các vở kịch, tác phẩm văn học, tờ báo, tập san… dẫn trong câu văn.
Câu 4. Hãy xác định biện pháp tu từ của khổ thơ sau :
Bao la và bí ẩn
Như biển xa rừng sâu
Mở ra một cuốn sách
Một thế giới bắt đầu
A. So sánh
B. Nhân hóa
C. Liệt kê
D. Hoán dụ
Câu 5. Em rút ra được bài học gì thông qua bài thơ trên.
A. Đọc sách khi cần.
B. Đọc sách phải có phương pháp.
C. Chỉ cần đọc sách khi bạn thích.
D. Nên nuôi dưỡng lòng yêu thích đọc sách và cần đọc thêm nhiều sách để mở rộng hiểu biết.
Câu 6. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên là gì ?
A. Biểu cảm
B. Tự sự
C. Nghị luận
D. Thuyết minh
Phần II. Làm văn
Câu 1. Viết đoạn văn ngắn từ 5-7 câu nêu lên vai trò của sách đối với đời sống con người.
Câu 2. Trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng vứt rác bừa bãi tại trường học bằng bài văn ngắn 1 trang giấy thi.
—–Hết—–
– Học sinh không được sử dụng tài liệu.
– Giám thị không giải thích gì thêm.
Đáp án
Đáp án
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Câu 1 (0.25đ) |
Câu 2 (0.25đ) |
Câu 3 (0.25đ) |
Câu 4 (0.25đ) |
Câu 5 (0.25đ) |
Câu 6 (0.25đ) |
B |
C |
B |
A |
D |
A |
Câu 1. Bài thơ trên thuộc thể thơ gì? A. Thơ cách luật B. Thơ 5 chữ C. Thơ lục bát D. Thơ 7 chữ |
Hướng dẫn:
Đọc kĩ bài thơ
Chú ý số khổ trong bài, số chữ trong câu
Lời giải:
Bài thơ trên thuộc thể thơ 5 chữ
→ Đáp án: B
Câu 2. Em hãy xác định chủ đề của bài thơ. A. Sách làm cho tâm hồn ta thêm đẹp đẽ, phong phú. B. Sách giúp ta nhìn ra thế giới. C. Cách mở ra cho chúng ta thế giới loài người. D. A và B đúng. |
Hướng dẫn:
Đọc kĩ bài thơ
Chú ý nhan đề và các hình ảnh nổi bật
Lời giải:
Chủ đề của bài thơ: Cách mở ra cho chúng ta thế giới loài người
→ Đáp án: C
Câu 3. Hãy nêu tác dụng dấu ngoặc kép trong khổ thơ sau : Ta “đi” khắp thế gian Chỉ bằng đôi con mắt Sẽ “cận thị” suốt đời Những ai không đọc sách A. Dấu ngoặc kép thường được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó. B. Dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt. C. Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu các từ ngữ có hàm ý mỉa mai. D. Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu tên của các vở kịch, tác phẩm văn học, tờ báo, tập san… dẫn trong câu văn. |
Hướng dẫn:
Nhớ lại kiến thức về dấu ngoặc kép
Lời giải:
Dấu ngoặc kép được sử dụng trong trường hợp này: đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt
→ Đáp án: B
Câu 4. Hãy xác định biện pháp tu từ của khổ thơ sau : Bao la và bí ẩn Như biển xa rừng sâu Mở ra một cuốn sách Một thế giới bắt đầu A. So sánh B. Nhân hóa C. Liệt kê D. Hoán dụ |
Hướng dẫn:
Đọc kĩ khổ thơ
Nhớ lại kiến thức về biện pháp tu từ
Lời giải:
Câu thơ sử dụng biện pháp so sánh: Như biển xa rừng sâu
→ Đáp án: A
Câu 5. Em rút ra được bài học gì thông qua bài thơ trên. A. Đọc sách khi cần. B. Đọc sách phải có phương pháp. C. Chỉ cần đọc sách khi bạn thích. D. Nên nuôi dưỡng lòng yêu thích đọc sách và cần đọc thêm nhiều sách để mở rộng hiểu biết. |
Phương pháp
Dựa vào phân tích và ý kiến của bản thân
Lời giải:
Bài học: Nên nuôi dưỡng lòng yêu thích đọc sách và cần đọc thêm nhiều sách để mở rộng hiểu biết
Câu 6. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên là gì ? A. Biểu cảm B. Tự sự C. Nghị luận D. Thuyết minh |
Hướng dẫn:
Đọc kĩ bài thơ
Nhớ lại kiến thức về phương thức biểu đạt
Lời giải:
Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
Phần II. Tập làm văn Câu 1. Viết đoạn văn ngắn từ 5-7 câu nêu lên vai trò của sách đối với đời sống con người. |
Hướng dẫn:
– Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
– Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập văn bản.
Lời giải:
– Giới thiệu vấn đề: vai trò của sách đối với đời sống.
– Vai trò của sách:
+ Sách cung cấp cho con người những hiểu biết, những tri thức về mọi lĩnh vực của đời sống, vượt thời gian và vượt không gian.
+ Sách cho ta hiểu biết về chính mình. Đọc quyển sách tốt, ta được bồi đắp thêm về tâm hồn, tình cảm. Ta biết phần chưa hoàn thiện trong con người mình để phấn đấu rèn luyện.
+ Sách là phương tiện để ta có thể giao tiếp: giao tiếp với tác giả, với độc giả bao thế hệ để từ đó tự rèn luyện mình.
+ Sách giúp con người vươn tới những ước mơ, khát vọng; giáo dục tình cảm, đạo đức; ….
– Tổng kết vấn đề
Câu 2. Trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng vứt rác bừa bãi tại trường học bằng bài văn ngắn 1 trang giấy thi.
Hướng dẫn:
– Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
– Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập văn bản.
Lời giải:
Yêu cầu hình thức:
– Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm bài văn.
– Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không
mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung:
1. Mở bài
– Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề cần nghị luận: hiện tượng xả rác trong trường học.
– Khái quát chung.
2. Thân bài:
* Thực trạng:
– Diễn ra rất phổ biến.
– Là một trong những vấn đề cần được lưu tâm.
* Biểu hiện:
– Học sinh ăn quà vặt, ngại mang xuống thùng rác nên tiện tay vứt luôn xuống chỗ ngồi, sân trường.
– Sau giờ học lại tiện tay ném giấy nháp xuống sàn nhà.
– Ném giấy bừa bãi sau giờ thi.
– Sử dụng một số vật liệu làm đồ chơi ném nhau bừa bãi ra lớp học.
* Tác hại:
– Làm mất cảnh quan trường lớp.
– Ảnh hưởng đến chất lượng của nhà trường.
– Ý thức suy giảm.
* Nguyên nhân:
– Ý thức của cá nhân.
– Sự quản lí chưa nghiêm ngặt của nhà trường.
– Hành động “học theo”.
* Giải pháp:
– Tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức của mọi học sinh.
– Nhà trường cần có những biện pháp xử lí thỏa đáng với những trường hợp vi phạm nội quy mà đặc biệt là hành vi xả rác bừa bãi.
* Phản đề: bên cạnh những bạn thiếu ý thức, xả rác bừa bãi thì cũng còn rất nhiều học sinh khác rất gương
mẫu về mọi mặt, nói không với xả rác bừa bãi.
3. Kết bài:
– Khái quát lại vấn đề.
– Rút ra bài học cho bản thân