Trả lời Đề 4 Tổng hợp 10 đề thi học kì 1 Văn 6 chân trời sáng tạo – Đề thi đề kiểm tra Văn lớp 6 Chân trời sáng tạo.
Câu hỏi/Đề bài:
Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Câu 1. Ý nào dưới đây không thể hiện đặc điểm của nhân vật truyền thuyết?
A. Thường có những đặc điểm khác lạ về lai lịch, phẩm chất, tài năng, sức mạnh…
B. Nhân vật là những người bình thường, nghèo khổ
C. Thường gắn với sự kiện lích sử và có công lớn đối với cộng đồng
D. Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ
Câu 2. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của cốt truyện truyền thuyết?
A. Thường xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ
B. Thường sử dụng yếu tố kì ảo nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh khác thường của nhân vật
C. Thường kết cúc có hậu: thưởng phạt phân minh
D. Cuối truyện thường gợi nhắc các dấu tích xưa còn lưu lại đến hiện tại
Câu 3. Xác định từ đơn, từ ghép, từ láy trong các đoạn văn sau:
a. Một đêm nằm trằn trọc mãi không sao ngủ được, Thái tử định sang thư phòng xem sách, khi đi ngang qua vườn thượng uyển, bỗng thấy một cô gái trẻ, đẹp đang dạo chơi ở đó. Nghe tiếng động, cô gái vội vàng chạy về phía hoàng cung rồi biến mất. Nhưng vào một đêm khác, cô gái xuất hiện. (Truyền thuyết về Ngọc Bà Thiên Y A Na)
b. Lang Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Bèn làm theo lời thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng, cho nên gọi là bánh chưng. Rồi giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là bánh giầy. Còn lá xanh bọc ngoài và nhân ở trong ruột là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái. (Bánh chưng, bánh giầy)
Câu 4. Trong câu văn “Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem đủ thứ của ngon vật lạ bày trên mâm cỗ mình làm để dự thi”, cụm từ “của ngon vật lạ” có phải thành ngữ không? Tìm một cụm từ có nghĩa tương tự để thay thế cho cụm từ “của ngon vật lạ” mà không làm cho nghĩa của câu thay đổi.
Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. Viết một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp một công trình văn hóa ở địa phương (một ngôi chùa, một ngọn tháp, một tượng đài nghệ thuật…). Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất hai từ đơn, hai từ phức.
Câu 2. Trong bài thơ Chuyện cổ nước mình có câu:
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì gặp người tiên độ trì
(Lâm Thị Mỹ Dạ)
Câu thơ trên gợi cho em nhớ đến truyện cổ tích nào nhiều nhất? Hãy kể lại truyện đó.