Giải và trình bày phương pháp giải Đề thi học kì 2 Văn 6 Cánh diều – Đề số 10 – Đề thi học kì 2 – Đề số 10 – Đề thi đề kiểm tra Văn lớp 6 Cánh diều. Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm) Câu 1….
Đề thi
Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Câu 1. Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả là gì?
A. Chỉ ra nét độc đáo trong cách tự sự và miêu tả của bài thơ
B. Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả
C. Thể hiện được cảm xúc chung về bài thơ
D. Chép chính xác, đầy đủ đoạn thơ được nêu cảm nghĩ
Câu 2. Truyện Bức tranh của em gái tôi được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Sử dụng linh hoạt nhiều ngôi kể
Câu 3. Đâu là nhận định đúng về phong cách sáng tác của Tố Hữu?
A. Thơ ông là những dòng chảy tâm tình, dạt dào, bao la, rạo rực
B. Thơ ông hào sảng tràn ngập khí thế của tuổi trẻ đầy nhiệt huyết
C. Thơ ông mang tính chất trữ tình chính trị có cảm hứng lãng mạn ngọt ngào
D. Thơ ông mang nặng nỗi niềm xưa, nỗi niềm hoài cổ, hoài vọng
Câu 4. Hoán dụ là gì?
A. Là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác
B. Là đối chiếu tên sự vật hiện tượng này với tên sự vật hiện tượng khác
C. Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên, sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
D. Tất cả đáp án trên
Câu 5. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn sau?
Nương lúa nếp nhà Dế Vần đã bắt đầu mướt như lụa dập dềnh trong gió.
A. Ẩn dụ
B. Hoán dụ
C. Liệt kê
D. So sánh
Câu 6. Nhận định nào không đúng về truyện Bức tranh của em gái tôi?
A. Truyện viết cho thiếu nhi
B. Truyện viết về loài vật
C. Truyện mượn tình huống để đưa ra bài học ứng xử
D. Truyện đề cao tình cảm gia đình
Câu 7. Bài thơ Lượm sử dụng phương thức biểu đạt nào?
A. Miêu tả
B. Tự sự, biểu cảm
C. Biểu cảm
D. Biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả
Câu 8. Bài học rút ra từ truyện Bức tranh của em gái tôi?
A. Cần vượt qua lòng tự ti trước tài năng của người khác
B. Trân trọng và vui mừng trước những thành công của người khác
C. Nhân hậu và độ lượng sẽ giúp mình vượt qua được tính ích kỉ cá nhân
D. Biết xấu hổ khi mình thua kém người khác
Câu 9. Trong câu, trạng ngữ thường được ngăn cách với các thành phần chính bằng dấu phẩy. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 10. Đâu là nghệ thuật nổi bật của truyện ngắn Chích bông ơi?
A. Ước lệ tượng trưng
B. Sử dụng tài hoa các điển cố, điển tích
C. Truyện lồng trong truyện
D. Ngôi kể thứ nhất dễ dang bộc lộ cảm xúc chân thực của nhân vật
Câu 11. Có mấy kiểu hoán dụ cơ bản?
A. 4 kiểu
B. 5 kiểu
C. 6 kiểu
D. 7 kiểu
Câu 12. Trong câu ca dao, từ “mồ hôi” hoán dụ cho sự vật gì:
Mồ hôi mà đổ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương
A. Chỉ người lao động
B. Chỉ công việc lao động
C. Chỉ kết quả con người thu được trong lao động
D. Chỉ quá trình lao động nặng nhọc, vất vả
Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. Đọc đoạn văn sau:
“Hôm nay trời nắng chang chang
Mèo con đi học chẳng mang thứ gì
Chỉ mang một chiếc bút chì
Và mang một mẩu bánh mì con con.”
(Mèo con đi học – Phan Thị Vàng Anh)
1. Bài thơ trên đã nhân hóa con vật nào? Và nhân hóa như thế nào?
2. Việc sử dụng biện pháp nhân hóa như vậy có tác dụng gì?
Câu 2. Em hãy kể lại trải nghiệm về một buổi lao động đáng nhớ.
Đáp án
Phần I:
Câu 1 (0.25 điểm):
Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả là gì? A. Chỉ ra nét độc đáo trong cách tự sự và miêu tả của bài thơ B. Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả C. Thể hiện được cảm xúc chung về bài thơ D. Chép chính xác, đầy đủ đoạn thơ được nêu cảm nghĩ |
Hướng dẫn:
Vận dụng kiến thức đã học
Lời giải:
Chép chính xác, đầy đủ đoạn thơ được nêu cảm nghĩ
=> Đáp án: D
Câu 2 (0.25 điểm):
Truyện Bức tranh của em gái tôi được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Sử dụng linh hoạt nhiều ngôi kể |
Hướng dẫn:
Nhớ lại nội dung truyện
Lời giải:
Truyện Bức tranh của em gái tôi được kể theo ngôi thứ nhất
=> Đáp án: A
Câu 3 (0.25 điểm):
Đâu là nhận định đúng về phong cách sáng tác của Tố Hữu? A. Thơ ông là những dòng chảy tâm tình, dạt dào, bao la, rạo rực B. Thơ ông hào sảng tràn ngập khí thế của tuổi trẻ đầy nhiệt huyết C. Thơ ông mang tính chất trữ tình chính trị có cảm hứng lãng mạn ngọt ngào D. Thơ ông mang nặng nỗi niềm xưa, nỗi niềm hoài cổ, hoài vọng |
Hướng dẫn:
Nhớ lại thông tin tác giả
Lời giải:
Thơ ông mang tính chất trữ tình chính trị có cảm hứng lãng mạn ngọt ngào
=> Đáp án: C
Câu 4 (0.25 điểm):
Hoán dụ là gì? A. Là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác B. Là đối chiếu tên sự vật hiện tượng này với tên sự vật hiện tượng khác C. Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên, sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt D. Tất cả đáp án trên |
Hướng dẫn:
Vận dụng kiến thức về hoán dụ
Lời giải:
Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên, sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
=> Đáp án: C
Câu 5 (0.25 điểm):
Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn sau? Nương lúa nếp nhà Dế Vần đã bắt đầu mướt như lụa dập dềnh trong gió. A. Ẩn dụ B. Hoán dụ C. Liệt kê D. So sánh |
Hướng dẫn:
Vận dụng kiến thức về các biện pháp tu từ đã được học
Lời giải:
Sử dụng biện pháp so sánh
=> Đáp án: D
Câu 6 (0.25 điểm):
Nhận định nào không đúng về truyện Bức tranh của em gái tôi? A. Truyện viết cho thiếu nhi B. Truyện viết về loài vật C. Truyện mượn tình huống để đưa ra bài học ứng xử D. Truyện đề cao tình cảm gia đình |
Hướng dẫn:
Nhớ lại nội dung truyện
Lời giải:
Truyện viết về loài vật là nhận định không đúng
=> Đáp án: B
Câu 7 (0.25 điểm):
Bài thơ Lượm sử dụng phương thức biểu đạt nào? A. Miêu tả B. Tự sự, biểu cảm C. Biểu cảm D. Biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả |
Hướng dẫn:
Nhớ lại nội dung bài thơ
Lời giải:
Bài thơ Lượm sử dụng phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả
=> Đáp án: D
Câu 8 (0.25 điểm):
Bài học rút ra từ truyện Bức tranh của em gái tôi? A. Cần vượt qua lòng tự ti trước tài năng của người khác B. Trân trọng và vui mừng trước những thành công của người khác C. Nhân hậu và độ lượng sẽ giúp mình vượt qua được tính ích kỉ cá nhân D. Biết xấu hổ khi mình thua kém người khác |
Hướng dẫn:
Từ nội dung rút ra bài học
Lời giải:
Trân trọng và vui mừng trước những thành công của người khác
=> Đáp án: B
Câu 9 (0.25 điểm):
Trong câu, trạng ngữ thường được ngăn cách với các thành phần chính bằng dấu phẩy. Đúng hay sai? A. Đúng B. Sai |
Hướng dẫn:
Vận dụng kiến thức về trạng ngữ và nêu ý kiến
Lời giải:
Đúng
=> Đáp án: A
Câu 10 (0.25 điểm):
Đâu là nghệ thuật nổi bật của truyện ngắn Chích bông ơi? A. Ước lệ tượng trưng B. Sử dụng tài hoa các điển cố, điển tích C. Truyện lồng trong truyện D. Ngôi kể thứ nhất dễ dang bộc lộ cảm xúc chân thực của nhân vật |
Hướng dẫn:
Nhớ lại nội dung, giá trị nghệ thuật của truyện
Lời giải:
Truyện lồng trong truyện là nghệ thuật nổi bật của truyện ngắn Chích bông ơi
=> Đáp án: C
Câu 11 (0.25 điểm):
Có mấy kiểu hoán dụ cơ bản? A. 4 kiểu B. 5 kiểu C. 6 kiểu D. 7 kiểu |
Hướng dẫn:
Vận dụng kiến thức về hoán dụ
Lời giải:
Có 4 kiểu hoán dụ cơ bản
=> Đáp án: A
Câu 12 (0.25 điểm):
Trong câu ca dao, từ “mồ hôi” hoán dụ cho sự vật gì: Mồ hôi mà đổ xuống đồng Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương A. Chỉ người lao động B. Chỉ công việc lao động C. Chỉ kết quả con người thu được trong lao động D. Chỉ quá trình lao động nặng nhọc, vất vả |
Hướng dẫn:
Vận dụng kiến thức về hoán dụ
Lời giải:
Trong câu ca dao, từ “mồ hôi” hoán dụ cho quá trình lao động nặng nhọc, vất vả
=> Đáp án: D
Phần II (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
Đọc đoạn văn sau: “Hôm nay trời nắng chang chang Mèo con đi học chẳng mang thứ gì Chỉ mang một chiếc bút chì Và mang một mẩu bánh mì con con.” (Mèo con đi học – Phan Thị Vàng Anh) 1. Bài thơ trên đã nhân hóa con vật nào? Và nhân hóa như thế nào? 2. Việc sử dụng biện pháp nhân hóa như vậy có tác dụng gì? |
Hướng dẫn:
Nhớ lại kiến thức về biện pháp nhân hóa
Lời giải:
1. Hình ảnh nhân hóa được sử dụng ở đây là: “chú mèo”
Chú mèo trong đoạn thơ có những hoạt động y hệt một em học sinh. Chú mèo ta cũng phải đi học, chuẩn bị bút chì, và mang mẩu bánh mì đi ăn.
2. Nhờ vào hình ảnh nhân hóa này mà bài thơ trở nên hấp dẫn và cuốn hút hơn. Bởi vì hình ảnh so sánh này luôn khiến cho người đọc cảm thấy sự đáng yêu và tinh nghịch cả những chú mèo.
Câu 2 (5 điểm):
Em hãy kể lại trải nghiệm về một buổi lao động đáng nhớ. |
Hướng dẫn:
– Dẫn dắt, giới thiệu trải nghiệm về buổi lao động khiến em nhớ mãi.
– Giới thiệu chung về trải nghiệm đó:
+ Thời gian cụ thể xảy ra trải nghiệm.
+ Không gian xảy ra trải nghiệm.
+ Lúc xảy ra trải nghiệm, em đang ở cùng với những ai?
– Kể lại các sự việc đã xảy ra trong trải nghiệm theo một trình tự hợp lí:
+ Trải nghiệm đó bắt đầu bằng hoạt động nào?
+ Sau đó, những điều gì đã xảy ra? Có gì đó đặc biệt khác với mọi ngày dẫn đến việc em có một trải nghiệm khó quên? Em đã làm gì để giải quyết tình huống đó?
– Trải nghiệm đó đã tác động đến em và mọi người xung quanh như thế nào? Em có những suy nghĩ gì sau khi câu chuyện đó xảy ra?
– Nêu những ý nghĩa của trải nghiệm đó đối với bản thân em.
Lời giải:
Bài tham khảo:
“Lao động là vinh quang” – để thực hiện khẩu hiệu đó lớp tôi đã rất hăng hái tham gia đợt phát động của Đoàn Thanh niên, làm đẹp trường lớp. Vì thế tuần vừa qua, chúng tôi có buổi lao động rất thú vị.
Để kỉ niệm ngày thành lập Đoàn Thanh niên 26 tháng 3, Đoàn trường tổ chức cho các lớp lao động. Lớp tôi vốn hiếu động nên nhanh chóng lên kế hoạch cho mình. Cả lớp được phân công làm vệ sinh khu vườn trường. Các cán bộ lớp phân công bạn mang cuốc xẻng, bạn mang dao kéo, bạn mang bình nước… Sắp xếp xong xuôi, cả lớp sẵn sàng cho buổi lao động.
Buổi chiều hôm ấy, trời mát mẻ dễ chịu. Những đám mây trên trời ở đâu kéo đến tạo nên một khoảng râm khổng lồ. Gió thổi nhè nhẹ, tiếng chim trong vườn trường cất tiếng hót líu lo khiến cho không khí buổi lao động thêm phần phấn chấn. Chúng tôi có cảm giác được đi dã ngoại, được tham gia vào cuộc khám phá hơn là công việc lao động. Ai nấy đều rất hào hứng, chúng tôi bắt đầu công việc.
Làm vệ sinh khu vườn không có gì nặng nhọc, chỉ cần chăm chỉ và cẩn thận. Mà điều đó các bạn gái lớp tôi rất giỏi. Những bàn tay nhỏ nhắn, khéo léo của các bạn cắt tỉa tán lá, vun xới cho cây, tưới nước, nhặt cỏ… Các bạn trai nhiệt tình đào hố trồng cây, xách nước. Vừa làm mọi người vừa trò chuyện rôm rả quên hết mệt nhọc. Thỉnh thoảng, Nam “hài” kể câu chuyện cười khiến cả lớp cười sảng khoái, nghiêng ngả. Tiếng cười vang làm chú chim trên cành giật mình vụt bay đi mất. Làm việc thật vui. Tiếng những bước chân nhẹ nhàng trên đất, tiếng kéo cắt lá, tiếng cuốc đào xới hòa lẫn tiếng cười làm cho ánh nắng dìu dịu của mặt trời cũng vui vẻ. Nó chiếu xuống khắp khu vườn sắc vàng rực rỡ, mang đến cho cây cối nguồn vitamin bổ dưỡng nhất. Làm đến gần trưa thì mọi người ai cũng có vẻ thấm mệt. Khuôn mặt thì lấm lem lẫn những giọt mồ hôi lấm tấm. Có đứa mặt dính đất như chú hề trông rất tức cười. Đúng lúc đó thì lớp trưởng ở đâu chạy về mang theo nước uống và rất nhiều xoài xanh. Nhìn thấy chúng là bao nhiêu mệt nhọc tan biến.
Buổi lao động kết thúc. Chúng tôi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Đầu tuần sinh hoạt dưới cờ, lớp tôi được đoàn trường khen ngợi và biểu dương. Cô giáo chủ nhiệm rất hài lòng và tự hào khi có những học sinh ngoan. Từ đó chúng tôi nhớ tới lời dạy của Bác với các cháu thiếu niên, nhi đồng:
“Tuổi nhỏ làm việc nhỏ Tùy theo sức của mình…”
(Nguồn: sưu tầm)