Trang chủ Lớp 6 Văn lớp 6 Đề thi đề kiểm tra Văn lớp 6 - Cánh diều Đề thi Đề thi học kì 1 – Đề số 6 Đề...

Đề thi Đề thi học kì 1 – Đề số 6 Đề thi đề kiểm tra Văn lớp 6: Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau

Giải chi tiết Đề thi Đề thi học kì 1 – Đề số 6 – Đề thi đề kiểm tra Văn lớp 6 Cánh diều.

Câu hỏi/Đề bài:

Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau:

Câu 1. Sa pô trong bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện có vai trò gì?

A. Nêu toàn bộ nội dung của sự kiện

B. Giới thiệu tóm tắt về sự kiện

C. Nêu nhân vật có trong sự kiện

D. Cả ba phương án trên

Câu 2. Từ khi trông thấy chiếc ô tô, Hon-đa đã có ước mơ gì?

A. Lớn lên mua được một chiếc xe

B. Trở thành tài xế lái xe

C. Tự làm một chiếc xe

D. Trở thành ông chủ bán xe

Câu 3. Xác định biện pháp nghệ thuật của hai câu thơ sau:

Công cha như núi ngất trời,

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông

A. Nhân hóa

B. Hoán dụ

C. Câu hỏi tu từ

D. So sánh

Câu 4. Nội dung chính của văn bản Thời thơ ấu của Hon-đa là?

A. Kể lại tuổi thơ và ước mộng của Hon-đa

B. Cung cấp thông tin tiểu sử của Hon-đa

C. Cuộc đời sóng gió của Hon-đa

D. Cách Hon-đa tạo ra chiếc xe

Câu 5. Chọn đáp án đúng nhất.

Bài ca dao sau diễn đạt điều gì?

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

A. Ca ngợi công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ

B. Ca ngợi công sinh thành, dưỡng dục trời bể của cha mẹ, nhắc nhở mỗi người sống có hiếu

C. So sánh công cha với núi ngất trời, nghĩa mẹ với nước Biển Đông

D. Cả 3 đáp án đều sai

Câu 6. Gươm thần Long Quân cho mượn trong văn bản Sự tích hồ Gươm tượng trưng cho điều gì?

A. Sức mạnh của thần linh

B. Sức mạnh của Lê Lợi, nghĩa quân

C. Sức mạnh của vũ khí hiệu nghiệm

D. Sức mạnh của sự đoàn kết nhân dân

Câu 7. Đâu không phải là câu nói nổi tiếng của Hon-đa?

A. Đối với tôi, thành công chỉ đạt được khi đã trả qua nhiều thất bại và nghiền ngẫm

B. Thất lại mẹ thành công

C. Nếu tin tưởng một cái gì đó sâu sắc, ai cũng có thể tự tìm thấy năng lực bên trong của mình

D. Những con người có nhiều khuyết điểm cũng là những con người có nhiều điểm đặc biệt

Câu 8. Khi viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích, em có thể làm gì để bài văn hấp dẫn, sinh động hơn?

A. Thay đổi từ ngữ, cách đặt câu

B. Thêm một vài chi tiết; các yếu tố miêu tả, biểu cảm

C. Nêu ra một kết thúc khác theo hình dung, tưởng tượng của mình

D. Tất cả đáp án trên

Câu 9. Xác định nội dung chính của đoạn trích sau:

Sang năm 2005, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Ô-xtrây-li-a và công tiu Lê-ơ Bớc-nét Xít-ni bắt đầu xây dựng một ý tưởng tắt điện ở quy mô lớn, dự án có tên gọi “Tiếng tắt lớn”. […]

Một năm sau đó (2009), chiến dịch Giờ Trái Đất đã thu hút sự tham gia của hàng trăm triệu người. Hơn 4000 thành phố và thị trấn thuộc 88 quốc gia trên thế giới cùng biểu thị tinh thần chống biến đổi khí hậu bằng hành động tắt đèn trong vòng một giờ đồng hồ.

(Giờ Trái Đất – baudautu.vn)

A. Sự ra đời và phát triển của giờ Trái Đất

B. Khởi phát của giờ Trái Đất

C. Khái quát và nêu lên sự kiện thông tin

D. Giờ Trái Đất chính thức trở thành chiến dịch toàn cầu

Câu 10. Lê Lợi trả gươm trong hoàn cảnh nào?

A. Đất nước còn nhiều quân giặc

B. Chiếc gươm bị gẫy

C. Giặc Minh đã bị đánh đuổi

D. Giặc khác sang xâm lược

Câu 11. Bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân gồm mấy phần?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 12. Khi viết bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích, bài viết bao gồm mấy phần?

A. 1 phần

B. 2 phần

C. 3 phần

D. 4 phần

Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. Xác định ý nghĩa của các từ chân, chạy trong mỗi trường hợp dưới đây:

Chân:

a. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại.

(Nguyên Hồng)

b.

Dù ai nói ngả nói nghiêng

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân

(Ca dao)

c. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc.

(Thánh Gióng)

Chạy:

a. Thằng Khìn chạy lon ton quanh sân… (Cao Duy Sơn)

b. Xe chạy chậm chậm (Nguyên Hồng)

c. Vào Thanh Hóa đi tao chạy cho tiền tàu (Nguyên Hồng)

d. Bãi cát trắng phau, chạy dài hàng mấy nghìn thước (Mộng Tuyết)

Câu 2. Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật cậu bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng