Trang chủ Lớp 6 Toán lớp 6 SGK Toán 6 - Kết nối tri thức Các dạng toán về phép cộng và phép trừ số tự nhiên:...

Các dạng toán về phép cộng và phép trừ số tự nhiên: I. Tìm số chưa biết trong một đẳng thức (phép cộng)

Hướng dẫn giải Các dạng toán về phép cộng và phép trừ số tự nhiên – Bài 4. Phép cộng và phép trừ số tự nhiên – sách Toán 6 Kết nối tri thức. …

I. Tìm số chưa biết trong một đẳng thức (phép cộng)

Hướng dẫn:

+ Để tìm số chưa biết trong một phép tính, ta cần nắm vững quan hệ giữa các số trong phép tính. Chẳng hạn: số hạng = tổng – số hạng đã biết

Ví dụ:

Tìm số tự nhiên $x$ biết: $x+17=513$

Giải:

$x+17=513$

$x$ $=513-17$

$x$ $=496$

Vậy \(x = 496\)

II. Tìm số chưa biết trong một đẳng thức (phép trừ)

Hướng dẫn:

+ Muốn tìm một số hạng trong phép cộng hai số, ta lấy tổng trừ số hạng kia.

+ Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.

+ Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.

III. Áp dụng tính chất tổng và hiệu để tính nhanh

Hướng dẫn:

Áp dụng một số tính chất sau đây:

+ Tính chất của phép cộng: giao hoán, kết hợp, cộng với số 0.

+ Tổng của hai số không đổi nếu ta thêm vào ở số hạng này và bớt đi ở số hạng kia cùng một số đơn vị.

Ví dụ 1:

$99 + 46 = \left( {99 + 1} \right) + \left( {46 – 1} \right) $$= 100 + 45 = 145.$

– Hiệu của hai số không đổi nếu ta thêm vào một số bị trừ và số trừ cùng một số đơn vị.

Ví dụ 2:

$315 – 97 = \left( {315 + 3} \right)-\left( {97 + 3} \right) $$= 318 – 100 = 218$

IV. So sánh hai tổng mà không tính cụ thể giá trị của chúng

Hướng dẫn:

Nhận xét, phát hiện và sử dụng các đặc điểm của các số hạng trong tổng. Từ đó dựa vào các tính chất của phép cộng để rút ra kết luận.

Ví dụ:

So sánh hai tổng $1367+5472$ và $5377+1462$ mà không tính giá trị cụ thể của chúng.

Giải:

Đặt \(A=1367+5472\) và \(B=5377+1462\)

\(A=1367+5472\)

\(A=1000+300+67+5000+400+62+10\)

\(A=5000+1000+400+300+67+62+10\)

\(B=5377+1462\)

\(B=5000+300+67+10+1000+400+62\)

\(B=(5000+1000)+(400+300)+67+62+10\)

Như vậy, \(A = B\)