Lấy tử (mẫu) của phân số thứ nhất chia cho tử (mẫu) của phân số thứ hai ta được số cần tìm. Hướng dẫn cách giải/trả lời Trả lời hoạt động khám phá 2 trang 11 SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo – Bài 2. Tính chất cơ bản của phân số. Quan sát hai phân số – 20/30 và 4/- 6 và cho biết:…
Đề bài/câu hỏi:
Quan sát hai phân số \(\frac{{ – 20}}{{30}}\) và \(\frac{4}{{ – 6}}\) và cho biết:
a) Chia cả tử và mẫu của phân số \(\frac{{ – 20}}{{30}}\) cho cùng số nguyên nào thì được phân số \(\frac{4}{{ – 6}}\)
b) Hai phân số đó có bằng nhau không?
c) Nêu ví dụ tương tự.
Hướng dẫn:
a) Lấy tử (mẫu) của phân số thứ nhất chia cho tử (mẫu) của phân số thứ hai ta được số cần tìm.
b) Hai phân số \(\frac{a}{b}\) và \(\frac{c}{d}\) bằng nhau khi \(a.d = b.c\)
c) Em lấy ví dụ về hai phân số có tính chất trên.
Lời giải:
a) Chia cả tử và mẫu của phân số \(\frac{{ – 20}}{{30}}\) cho -5 thì được phân số \(\frac{4}{{ – 6}}\)
b) Hai phân số này bằng nhau, vì \[ – 20.( – 6) = {\rm{ }}4.30\]
c) Ví dụ: Phân số \(\frac{{ – 9}}{{12}}\) và phân số \(\frac{{ – 3}}{4}\)