Gọi số có bốn chữ số cần tìm là \(\overline {abcd} (a, b, c, d \in \{ 0;2;3;5\} . Lời giải Giải Bài 2.18 trang 34 sách bài tập Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống – Bài 9: Dấu hiệu chia hết. Dùng bốn số: 0; 2; 3; 5 để tạo ra các số có bốn chữ số,…
Đề bài/câu hỏi:
Dùng bốn số: 0; 2; 3; 5 để tạo ra các số có bốn chữ số, mỗi chữ số đã cho chỉ lấy một lần sao cho:
a) Các số đó chia hết cho 2
b) Các số đó chia hết cho 5
c) Các số đó chia hết cho cả 2 và 5
Hướng dẫn:
Gọi số có bốn chữ số cần tìm là \(\overline {abcd} (a,b,c,d \in \{ 0;2;3;5\} ,a \ne 0)\)
+Số có tận cùng là 0;2;4;6;8 thì chia hết cho 2
+Số có tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5
+Số có tận cùng là 0 thì chia hết cho cả 2 và 5
Lời giải:
Gọi số có bốn chữ số cần tìm là \(\overline {abcd} (a,b,c,d \in \{ 0;2;3;5\} ,a \ne 0)\)
Vì mỗi chữ số đã cho chỉ lấy 1 lần từ 4 chữ số 0; 2; 3; 5 nên
a) Để số đó chia hết cho 2 thì số đó phải có chữ số tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8.
Do đó d = 0 hoặc d = 2
+) Với d = 0, ta được các số: 5 320; 5 230; 3 520; 3 250; 2 530; 2 350.
+) Với d = 2, a khác 0 ta được các số: 5 302; 5 032; 3 502; 3 052
Vậy các số chia hết cho 2 là 5 320; 5 230; 3 520; 3 250; 2 530; 2 350; 5 302; 5 032; 3 502; 3 052.
b) Để số đó chia hết cho 5 thì số đó phải có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5.
Do đó d = 0 hoặc d = 5
+) Với d = 0, ta được các số: 3 520; 3 250; 2 530; 2 350; 5 320; 5 230
+) Với d = 5, a khác 0 ta được các số: 3 025; 3 205; 2 035; 2 305.
Vậy các số chia hết cho 5 là: 3 520; 3 250; 2 530; 2 350; 5 320; 5 230; 3 025; 3 205; 2 035; 2 305.
c) Để số đó chia hết cho cả 2 và 5 thì số đó phải có chữ số tận cùng là 0. Do đó d = 0
Với d = 0 ta được các số: 3 520; 3 250; 2 530; 2 350; 5 320; 5 230
Vậy các số chia hết cho cả 2 và 5 là 3 520; 3 250; 2 530; 2 350; 5 320; 5 230.