Bước 1: Tính quãng đường đi được của mỗi người trong 1 giờ. Bước 2. Trả lời Giải bài 34 trang 38 sách bài tập Toán 6 – Cánh Diều Tập 2 – Bài 3. Phép cộng – phép trừ phân số. Người thứ nhất đi xe đạp từ A đến B hết 5 giờ;…
Đề bài/câu hỏi:
Người thứ nhất đi xe đạp từ A đến B hết 5 giờ; người thứ hai đi xe máy từ B về A hết 2 giờ; người thứ hai khởi hành sau người thứ nhất 2 giờ. Hỏi sau khi người thứ hai đi được 1 giờ thì hai người đã gặp nhau chưa?
Hướng dẫn:
Bước 1: Tính quãng đường đi được của mỗi người trong 1 giờ.
Bước 2: Tính quãng đường người thứ hai đi được sau 1 giờ
Bước 3: Tính quãng đường người thứ nhất đi được tính đến lúc người thứ hai đi được 1 giờ.
Nếu tổng quãng đường đi được của 2 người lớn hơn hoặc bằng quãng đường AB thì tức là hai người đã gặp nhau.
Lời giải:
Quãng đường đi được của người thứ nhất trong 1 giờ là: \(\frac{1}{5}\) (quãng đường).
Quãng đường đi được của người thứ hai trong 1 giờ là: \(\frac{1}{2}\) (quãng đường).
Khi người thứ hai đi được 1 giờ, thì người thứ nhất đã đi được 3 giờ ( vì người thứ hai khởi hành sau người thứ nhất 2 giờ)
Quãng đường người thứ nhất đã đi là: \(\frac{3}{5}\) quãng đường.
Tổng quãng đường 2 người đi được là: \(\frac{3}{5} + \frac{1}{2} = \frac{{11}}{{10}}\) (quãng đường) > 1.
Vậy hai người đã gặp nhau.