Trả lời Lời giải Đề thi giữa kì 2 – Đề số 2 – Đề thi đề kiểm tra Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo.
Câu hỏi/Đề bài:
Phần I: Trắc nghiệm
1. C |
2. D |
3. C |
4. A |
Câu 1
Hướng dẫn:
Sử dụng lý thuyết trục đối xứng của một hình.
Cách giải:
Tam giác đều có 3 trục đối xứng.
Hình vuông có 4 trục đối xứng.
Hình chữ nhật có 2 trục đối xứng.
Hình tròn có vô số trục đối xứng.
Vậy hình có ít trục đối xứng nhất là Hình chữ nhật.
Chọn C.
Câu 2
Hướng dẫn:
Quan sát hình vẽ.
Cách giải:
Điểm O nằm ngoài đoạn thẳng AB.
Vậy D sai.
Chọn D.
Câu 3
Hướng dẫn:
Sử dụng lý thuyết tâm đối xứng của một hình.
Cách giải:
Các chữ cái có tâm đối xứng là: H, N, O, I
Chữ A không có tâm đối xứng.
Chọn C.
Câu 4
Kiểm tra tích \(a.d\)và \(b.c\) có bằng nhau hay không.
Cách giải:
Ta có: \(6.5 = \left( { – 2} \right).\left( { – 15} \right)\) nên \(\dfrac{{ – 2}}{5} = \dfrac{6}{{ – 15}}\)
Chọn A.
Phần II: Tự luận
Bài 1
Hướng dẫn:
a) Thực hiện phép tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.
b) Nhóm hai hỗn số có phần phân số giống nhau, sau đó cộng với hỗn số còn lại.
c) Áp dụng tính chất phân phối của phép nhân và phép cộng.
Cách giải:
a) \(\left( {\dfrac{7}{{16}} + \dfrac{{ – 1}}{8} + \dfrac{9}{{32}}} \right):\dfrac{5}{4} = \left( {\dfrac{7}{{16}} + \dfrac{{ – 2}}{{16}} + \dfrac{9}{{32}}} \right):\dfrac{5}{4} = \left( {\dfrac{5}{{16}} + \dfrac{9}{{32}}} \right):\dfrac{5}{4} = \left( {\dfrac{{10}}{{32}} + \dfrac{9}{{32}}} \right):\dfrac{5}{4} = \dfrac{{19}}{{32}}:\dfrac{5}{4} = \dfrac{{19}}{{40}}\)
b) \(10\dfrac{2}{9} + 2\dfrac{3}{5} – 6\dfrac{2}{9} = \left( {10\dfrac{2}{9} – 6\dfrac{2}{9}} \right) + 2\dfrac{3}{5} = 4 + \dfrac{{13}}{5} = \dfrac{{33}}{5}\)
c) \(\dfrac{{ – 25}}{{30}}.\dfrac{{37}}{{44}} + \dfrac{{ – 25}}{{30}}.\dfrac{{13}}{{44}} + \dfrac{{ – 25}}{{30}}.\dfrac{{ – 6}}{{44}} = \dfrac{{ – 25}}{{30}}.\left( {\dfrac{{37}}{{44}} + \dfrac{{13}}{{44}} + \dfrac{{ – 6}}{{44}}} \right) = \dfrac{{ – 5}}{6}.\dfrac{{44}}{{44}} = \dfrac{{ – 5}}{6}\)
Bài 2
Hướng dẫn:
Thực hiện bài toán thứ tự thực hiện phép tính ngược để tìm x.
Cách giải:
a) \( – x – \dfrac{3}{5} = – \dfrac{1}{{10}}\)
\(\begin{array}{l}x = \dfrac{1}{{10}} – \dfrac{3}{5}\\x = \dfrac{1}{{10}} – \dfrac{6}{{10}}\\x = – \dfrac{5}{{10}}\\x = – \dfrac{1}{2}\end{array}\)
Vậy \(x = \dfrac{{ – 1}}{2}.\)
b) \(\dfrac{2}{3}:x = 2,4 – \dfrac{4}{5}\)
\(\begin{array}{l}\dfrac{2}{3}:x = \dfrac{{12}}{5} – \dfrac{4}{5}\\\dfrac{2}{3}:x = \dfrac{8}{5}\\\,\,\,\,\,\,\,x = \dfrac{2}{3}:\dfrac{8}{5}\\\,\,\,\,\,\,\,x = \dfrac{5}{{12}}\end{array}\)
Vậy \(x = \dfrac{5}{{12}}.\)
c) \(\dfrac{5}{4}\left( {x – \dfrac{3}{5}} \right) = \dfrac{{ – 1}}{8}\)
\(\begin{array}{l}x – \dfrac{3}{5} = \dfrac{{ – 1}}{8}:\dfrac{5}{4}\\x – \dfrac{3}{5} = \dfrac{{ – 1}}{{10}}\\x\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = \dfrac{{ – 1}}{{10}} + \dfrac{3}{5}\\x\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = \dfrac{{ – 1}}{{10}} + \dfrac{6}{{10}}\\x\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = \dfrac{5}{{10}} = \dfrac{1}{2}\end{array}\)
Vậy \(x = \dfrac{1}{2}.\)
Bài 3
Hướng dẫn:
Tính số học sinh khối 6 bằng \(\dfrac{5}{{14}}\). Tổng số học sinh.
Tính số học sinh khối 7 bằng \(\dfrac{1}{3}\). Tổng số học sinh
Tính số học sinh khối 8 = Tổng số học sinh – (số học sinh khối 6 + số học sinh khối 7).
Cách giải:
Số học sinh khối 6 là: \(\dfrac{5}{{14}}.1008 = 360\) (học sinh).
Số học sinh khối 7 là: \(\dfrac{1}{3}.1008 = 336\) (học sinh)
Số học sinh khối 8 là: \(1008 – \left( {360 – 336} \right) = 312\) (học sinh).
Bài 4
Hướng dẫn:
Hướng dẫn:
1. 2. Sử dụng hai tia đối nhau.
3. Chứng minh thêm OA = OB, hết hợp O nằm giữa A và B đã chứng minh ở ý 1.
Cách giải:
1. Vì A thuộc tia Ox, B thuộc tia Oy.
Mà Ox và Oy là hai tia đối nhau nên O nằm giữa A và B.
2. Vì M nằm giữa O và A nên OM cũng chính là tia OA.
Mà OA và OB là hai tia đối nhau nên OM và OB cũng là hai tia đối nhau.
Suy ra O nằm giữa B và M.
3. Vì O nằm giữa A và B nên AO + OB = AB
Hay 3 + OB = 6.
Suy ra OB = 6 – 3 = 3 (cm)
Vì OA = OB (=3cm) và O nằm giữa A và B nên O là trung điểm của AB.
Bài 5
Hướng dẫn:
Phân tích \(A = a + \dfrac{b}{{3 – n}}\), với \(a,\,\,b \in \mathbb{Z}\).
Để \(A \in \mathbb{Z}\) thì \(3 – n \in U\left( b \right)\).
Cách giải:
\(\begin{array}{l}A = \dfrac{{3n – 4}}{{3 – n}} = \dfrac{{3n – 9 + 5}}{{ – n + 3}}\\\,\,\,\,\, = \dfrac{{3n – 9}}{{ – n + 3}} + \dfrac{5}{{ – n + 3}}\\\,\,\,\,\, = \dfrac{{ – 3\left( { – n + 3} \right)}}{{ – n + 3}} + \dfrac{5}{{ – n + 3}}\\\,\,\,\,\, = – 3 + \dfrac{5}{{ – n + 3}}\end{array}\)
Để A nhận giá trị nguyên thì \( – 3 + \dfrac{5}{{ – n + 3}} \in \mathbb{Z} \Rightarrow \dfrac{5}{{ – n + 3}} \in \mathbb{Z}\)\( \Rightarrow – n + 3 \in \left\{ { \pm 1; \pm 5} \right\}\)
Ta có bảng giá trị sau:
Vậy \(n \in \left\{ {2;4; – 2;8} \right\}\).