Trang chủ Lớp 6 Toán lớp 6 Đề thi đề kiểm tra Toán lớp 6 - Cánh diều Đề thi học kì 1 – Đề số 1 Đề thi...

[Lời giải] Đề thi học kì 1 – Đề số 1 Đề thi đề kiểm tra Toán lớp 6: Phần I: Trắc nghiệm C C 3. A 4. B 5. B 6. D 7. A 8. C 9. D 10

Giải Lời giải Đề thi học kì 1 – Đề số 1 – Đề thi đề kiểm tra Toán lớp 6 Cánh diều.

Câu hỏi/Đề bài:

Phần I: Trắc nghiệm

1. C

2. C

3. A

4. B

5. B

6. D

7. A

8. C

9. D

10. B

Câu 1

Hướng dẫn:

Nhận biết các phần tử thuộc tập hợp số tự nhiên.

Cách giải:

Ta có: số \(0\) thuộc tập hợp số tự nhiên nên cách viết \(0 \in \mathbb{N}\) là cách viết đúng

Chọn C.

Câu 2

Hướng dẫn:

Vận dụng dấu hiệu chia hết cho \(2\,;\,3\,;\,5\,;\,9\).

Cách giải:

Số chia hết cho \(2\,;\,5\) có chữ số tận cùng là \(0\), nên loại đáp án A và D

Ta kiểm tra hai số \(39590\) và \(39690\)

Ta có: \(3 + 9 + 5 + 9 + 0 = 26\not \vdots 9\)

\(3 + 9 + 6 + 9 + 0 = 27\not \vdots 9\) và \(27\not \vdots 3\)

Vậy số cần tìm là: \(39690\)

Chọn C.

Câu 3

Hướng dẫn:

Vận dụng quy tắc: \({\left( {{a^m}} \right)^n} = {a^{mn}}\)

Vận dụng quy tắc chia hai lũy thừa cùng cơ số: \({a^m}:{a^n} = {a^{m – n}}\,\,\left( {m \ge n} \right)\)

Cách giải:

Ta có: \({3^{15}}:{9^3} = {3^{15}}:{\left( {{3^2}} \right)^3} = {3^{15}}:{3^6} = {3^{15 – 6}} = {3^9}\)

Chọn A.

Câu 4

Hướng dẫn:

Vận dụng quy tắc bỏ ngoặc có dấu “\( – \)” ở trước, thực hiện phép trừ hai số nguyên âm.

Cách giải:

\(\begin{array}{l}x – \left( { – 199} \right) = – 1\\x + 199 = – 1\\x = \left( { – 1} \right) – 199\\x = \left( { – 1} \right) + \left( { – 199} \right)\\x = – 200\end{array}\)

Vậy \(x = – 200\)

Chọn B.

Câu 5

Hướng dẫn:

Vận dụng định nghĩa hợp số, số nguyên tố của số tự nhiên để phân được các kết quả của phép tính.

Cách giải:

Ta có:

\({5^3} – {5^2} = 125 – 25 = 100\) là hợp số nên không chọn đáp án A

\({4^2} – {3^2} = 16 – 9 = 7\) là số nguyên tố nên chọn B

\({6^2} – {3^2} = 36 – 9 = 27\) là hợp số nên không chọn đáp án C

\({5^2} – {3^2} = 25 – 9 = 16\) là hợp số nên không chọn đáp án D.

Chọn B.

Câu 6

Hướng dẫn:

Vận dụng kiến thức về số nguyên âm, số nguyên dương và số sánh các số nguyên với nhau.

Cách giải:

Vì \(6 > 5\) nên \( – 6 < – 5\) do đó đáp án D sai.

Chọn D.

Câu 7

Hướng dẫn:

Sử dụng công thức tính chu vi của hình vuông có cạnh là \(a\) là: \(P = 4.a\)

Cách giải:

Chu vi của hình vuông là: \(4.10 = 40\,\,\left( {cm} \right)\)

Chọn A.

Câu 8

Hướng dẫn:

Sử dụng công thức tính diện diện tích hình thang có độ dài hai đáy là \(a\,,\,b\) và có chiều cao là \(h\). Khi đó: \(S = \dfrac{{\left( {a + b} \right).h}}{2}\), tính diện tích của hiên nhà.

Chi phí làm hiên nhà = diện tích của hiên nhà \( \times \) chi phí của \(1\,{m^2}\)

Cách giải:

Diện tích của hiên nhà là: \(\dfrac{{\left( {14 + 36} \right).12}}{2} = 50.6 = 300\,\,\left( {{m^2}} \right)\)

Chi phí làm hiên nhà là: \(300.120\,000 = 36\,000\,000\) (đồng)

Chọn C.

Câu 9

Hướng dẫn:

Vận dụng công thức tính diện tích:

+ Hình vuông có cạnh bằng \(a\) thì \(S = a.a\)

+ Hình bình hành có độ dài hai cạnh đáy là \(a,b\), độ dài đường cao tương ứng với cạnh \(a\) là \(h\) thì \(S = a.h\).

+ Hình chữ nhật có độ dài hai cạnh là \(a,b\) thì \(S = a.b\)

+ Hình thoi có độ dài hai đường chéo \(m,n\) là \(S = \dfrac{1}{2}m.n\).

Cách giải:

Diện tích hình 1 là: \(4.4 = 16\,\left( {c{m^2}} \right)\)

Diện tích hình 2 là: \(2.5 = 10\,\left( {c{m^2}} \right)\)

Diện tích hình 3 là: \(3.4 = 12\,\left( {c{m^2}} \right)\)

Diện tích hình 4 là: \(\dfrac{1}{2}.3.6 = 9\,\left( {c{m^2}} \right)\)

Ta có: \(9 < 10 < 12 < 16\)

Vậy diện tích hình 4 là bé nhất.

Chọn D.

Câu 10

Hướng dẫn:

Vận dụng định nghĩa trục đối xứng của một hình.

Cách giải:

Hình chữ nhật có \(2\) trục đối xứng như hình vẽ.

Chọn B.

Phần II: Tự luận

Bài 1

Hướng dẫn:

Sử dụng thứ tự thực hiện phép tính đối với biểu thức có dấu ngoặc: \(\left( {} \right) \to \left[ {} \right] \to \left\{ {} \right\}\)

Vận dụng kiến thức lũy thừa của một số tự nhiên

Cách giải:

a) \(12:\left[ {450:\left( {125 + 25.4} \right)} \right]\)

\(\begin{array}{l} = 12:\left[ {450:\left( {125 + 100} \right)} \right]\\ = 12:\left[ {450:225} \right]\\ = 12:2\\ = 6\end{array}\)

b) \({4.5^2} – {3^2}.\left( {{{2015}^0} + {1^{100}}} \right)\)

\(\begin{array}{l} = 4.25 – 9.\left( {1 + 1} \right)\\ = 100 – 9.2\\ = 100 – 18\\ = 82\end{array}\)

c)

\(\begin{array}{l}98.12345 + 12345.101 + 12345\\ = 12345.\left( {98 + 101 + 1} \right)\\ = 12345.200\\ = 2469000\end{array}\)

Bài 2

Hướng dẫn:

Giải bài toán ngược để tìm \(x\)

Vận dụng kiến thức về lũy thừa với số tự nhiên, so sánh lũy thừa cùng cơ số để tìm \(x\).

Cách giải:

a) \(71 – \left( {33 + x} \right) = 26\)

\(\begin{array}{l}33 + x = 71 – 26\\33 + x = 45\\x = 45 – 33\\x = 12\end{array}\)

Vậy \(x = 12\)

b) \({3^{4x + 1}} = {27^{x + 3}}\)

\(\begin{array}{l}{3^{4x + 1}} = {3^{3\left( {x + 3} \right)}}\\4x + 1 = 3(x + 3)\\4x + 1 = 3x + 9\\4x – 3x = 9 – 1\\x = 8\end{array}\)

Vậy \(x = 8\).

Bài 3

Hướng dẫn:

a) Vận dụng quy tắc tìm ước chung lớn nhất của hai số.

b) Vận dụng quy tắc tìm bội chung nhỏ nhất của hai số.

Cách giải:

a) Vì \(x\) lớn nhất và \(480\,\, \vdots \,\,x\,;\,\,600\,\, \vdots \,\,x\) \( \Rightarrow x = \)ƯCLN\(\left( {480,600} \right)\)

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}480 = {2^5}.3.5\\600 = {2^3}{.3.5^2}\end{array} \right. \Rightarrow \)ƯCLN\(\left( {480;600} \right) = {2^3}.3.5 = 120\)

Vậy \(x = 120\)

b) Vì \(x\,\, \vdots \,\,20,\,\,x\,\, \vdots \,\,35\) \( \Rightarrow x \in \)BC\(\left( {20;35} \right)\)

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}20 = {2^2}.5\\35 = 5.7\end{array} \right. \Rightarrow \)BCNN\(\left( {20;35} \right) = {2^2}.5.7 = 140\)

\( \Rightarrow \)BC\(\left( {20;35} \right) = \)B\(\left( {140} \right) = \left\{ {0;140;280;420;560;…} \right\}\)

Mà \(x < 500 \Rightarrow x \in \left\{ {0;140;280;420} \right\}\)

Vậy \(x \in \left\{ {0;140;280;420} \right\}\).

Bài 4

Hướng dẫn:

Tính diện tích của hình bình hành \(ABCD\)

Tính diện của hình thang cân \(BEFC\)

\( \Rightarrow \) Tính diện tích của mảnh đất

Tính chu vi của mảnh đất: \(AE + EF + FC + CD + DA\)

Cách giải:

* Diện tích của hình bình hành \(ABCD\) là: \(DM.BC = 41.40 = 1640\left( {{m^2}} \right)\)

Diện tích của hình thang cân \(BEFC\) là: \(\dfrac{{\left( {EF + BC} \right).EN}}{2} = \dfrac{{\left( {24 + 40} \right).42}}{2} = 1344\left( {{m^2}} \right)\)

Diện tích của mảnh đất là: \(1640 + 1344 = 2984\left( {{m^2}} \right)\)

* Ta có: \(AB = CD = 44\left( m \right);BE = CF = 45\left( m \right)\)

Chu vi của mảnh đất là: \(AE + EF + FC + CD + DA\)

\(\begin{array}{l} = AB + BE + EF + FC + CD + DA\\ = 44 + 45 + 24 + 45 + 44 + 40 = 242\left( {{m^2}} \right)\end{array}\)

Bài 5

Hướng dẫn:

Sử dụng tính chất chia hết của một tích, nhóm các hạng tử để xuất hiện thừa số \(13\).

Cách giải:

\(\begin{array}{l}A\; = 1 + 3 + {3^2} + {3^{3\;}} + \ldots + {3^{11}}\\A\; = \left( {1 + 3 + {3^2}} \right) + \left( {{3^3} + {3^4} + {3^5}} \right) + \ldots + \left( {{3^9} + {3^{10}}{\rm{ + }}{3^{11}}} \right)\\A\; = \left( {1 + 3 + {3^2}} \right) + {3^3}.\left( {1 + 3 + {3^2}} \right) + \ldots + {3^9}.\left( {1 + 3 + {3^2}} \right)\\A\; = 13\; + \;{3^3}.13\; + \ldots + {3^9}.13\\A\; = 13.\left( {1 + {3^3} + \ldots + {3^9}} \right)\;\\ \Rightarrow A\,\, \vdots \,\,13\end{array}\)