Quan sát thông tin mục 1. Tín ngưỡng, tôn giáo. Phân tích và giải Trả lời câu hỏi mục 1 trang 56 SGK Lịch sử 6 Kết nối tri thức với cuộc sống – Bài 13. Giao lưu thương mại và văn hóa ở đông nam á từ đầu công nguyên đến thế kỉ x. Đời sống tín ngưỡng-tôn giáo của các cư dân Đông Nam Á đã chịu ảnh hưởng từ văn hóa Ấn…
Đề bài/câu hỏi:
Đời sống tín ngưỡng-tôn giáo của các cư dân Đông Nam Á đã chịu ảnh hưởng từ văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc như thế nào?
Hướng dẫn:
Quan sát thông tin mục 1. Tín ngưỡng, tôn giáo
Lời giải:
Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc tới đời sống tín ngưỡng – tôn giáo của cư dân Đông Nam Á được thể hiện qua một số điểm sau đây:
+ Thứ nhất: các hệ tư tưởng – tôn giáo của Ấn Độ, Trung Quốc được du nhập vào Đông Nam Á và giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của cư dân. Ví dụ:
- Cư dân Đại Việt tiếp thu Nho giáo và Phật giáo Bắc tông từ Trung Quốc.
- Cư dân: Chân Lạp, Chăm-pa… tiếp thu Ấn Độ giáo từ Ấn Độ.
- Cư dân Phù Nam, Sri Vi-giay-a là những trung tâm Phật giáo lớn của khu vực Đông Nam Á.
+ Thứ 2: các tôn giáo của Ấn Độ, Trung Quốc khi du nhập vào Đông Nam Á đã có sự dung hợp với tín ngưỡng của cư dân bản địa. Ví dụ:
- Một số quốc gia chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ có tín ngưỡng thờ Thần – Vua.
- Trong các ngôi chùa ở miền Bắc Việt Nam, bên cạnh ban thờ Phật còn có ban thờ các vị thần/ thánh của người Việt, như: hệ thống tượng thờ Pháp Vũ, pháp Vân; Đức Thánh Trần; Mẫu (Mẫu Thủy, Mẫu Thượng Ngàn; Mẫu Thượng Thiên….).
+ Thứ 3, các tôn giáo của Ấn Độ và Trung Quốc khi du nhập vào Đông Nam Á đã có tác dụng nhất định trong việc thúc đẩy sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc – điêu khắc; quan niệm đạo đức – triết lí sống của cư dân Đông Nam Á. Ví dụ:
- Về kiến trúc – điêu khắc: các quốc gia Đông Nam Á xây dựng nhiều công trình kiến trúc mang đậm ảnh hưởng của các Phật giáo, Ấn Độ giáo.
- Về quan niệm đạo đức – triết lí sống: các tôn giáo Phật giáo, Ấn Độ giáo… đều hướng con người tới sự lương thiện.