Trang chủ Lớp 6 Lịch sử và Địa lí lớp 6 Sách bài tập Lịch sử và Địa lí lớp 6 - Chân trời sáng tạo Bài 5 trang 53 SBT Địa lí 6 Chân trời sáng tạo:...

Bài 5 trang 53 SBT Địa lí 6 Chân trời sáng tạo: Quan sát hình 16.3, 16.4, em hãy hoàn thành sơ dồ ở trang bên

Quan sát hình 16.3, 16.4 kết hợp tìm kiếm thông tin trên internet để hoàn thành sơ đồ. Phân tích, đưa ra lời giải Giải bài 5 trang 53 sách bài tập Địa lí 6 Chân trời sáng tạo – Bài 16: Thủy quyển. Vòng tuần hoàn nước. Nước ngầm – băng hà. Quan sát hình 16.3, 16.4, em hãy hoàn thành sơ dồ ở trang bên….

Đề bài/câu hỏi:

Quan sát hình 16.3, 16.4, em hãy hoàn thành sơ dồ ở trang bên.

Hướng dẫn:

Quan sát hình 16.3, 16.4 kết hợp tìm kiếm thông tin trên internet để hoàn thành sơ đồ.

Lời giải:

BĂNG TRÔI

– Nơi thường xuất hiện: châu Nam Cực, đảo Grin-len và một số sông băng phân bố rải rác trên núi cao của các lục địa.

– Tỉ lệ trên và dưới mặt nước: 10% trên mặt nước và 90% dưới mặt nước.

– Lợi ích mang lại: góp phần điều hòa nhiệt độ Trái Đất, cung cấp nước ngọt và nước cho các dòng sông.

– Sự nguy hiểm đối với tàu thuyền: tàu thuyền đi lại trên biển nếu đâm phải các tảng băng trôi sẽ bị hư hại, thậm chí bị đắm.

– Đôi nét về sự kiện tàu Ti-ta-nic:

+ Ngày 10/4/1912: Tàu Titanic rời cảng Southampton (Anh), hướng về New York (Hoa Kỳ).

+ Ngày 11/4/1912: Sau khi đón khách ở Cherbourg (Pháp) và Queenstown (nay gọi là Cobh, Ai Len), tàu Titanic hướng về Đại Tây Dương.

+ Ngày 14/4/1912: Khoảng 23h40’, tàu Titanic va vào một tảng băng trôi.

+ Ngày 15/4/1912: Lúc 2h20’ sáng, tàu Titanic chìm, khoảng 1.500 người thiệt mạng.

Titanic là một trong những con tàu lớn nhất thời bấy giờ, dài 269 m và rộng 28 m.

Giám đốc những bảo tàng quốc gia ở Bắc Ai, ông William Blair nói: “Giữa những năm 1900 và 1914, mỗi năm có gần 900.000 người nhập cư vào Hoa Kỳ”. Việc chở hành khách từ châu Âu đến Hoa Kỳ mang lại nguồn thu nhập lớn nhất cho những công ty hàng hải vượt Đại Tây Dương và họ cũng muốn dùng Titanic cho mục đích ấy.

Về thảm họa tàu Ti-ta-nic: Thuyền trưởng tàu Titanic, ông E. J. Smith dù đã nhận được một số cảnh báo về các tảng băng trôi, nhưng một số lời cảnh báo ấy bị lờ đi hoặc dường như không nhận được.

Đột nhiên, những người đứng trên vọng gác của tàu Titanic cảnh báo về một tảng băng trôi phía trước, nhưng đã quá muộn! Sĩ quan trực đã xoay xở để tránh đâm thẳng vào tảng băng, nhưng không thể tránh việc tàu Titanic va vào cạnh của tảng băng ấy. Thân tàu bị hỏng nặng và nước biển tràn vào một số khoang ở phía trước. Không lâu sau, thuyền trưởng Smith nhận ra là con tàu sẽ chìm. Ông đã gửi tín hiệu SOS và ra lệnh hạ thủy các thuyền cứu đắm.

Có khoảng 2.200 hành khách và những người làm việc trên tàu nhưng cuối cùng chỉ có khoảng 705 người được cứu.