Trang chủ Lớp 6 Lịch sử và Địa lí lớp 6 Sách bài tập Lịch sử và Địa lí lớp 6 - Chân trời sáng tạo Bài 2 trang 51 SBT Địa lí 6 Chân trời sáng tạo:...

Bài 2 trang 51 SBT Địa lí 6 Chân trời sáng tạo: Dựa vào hình 16.1, em hãy chọn và khoanh tròn từ dùng trong bảng dưới đây với số đã cho trên hình. 2

Quan sát hình 16.1 kết hợp kiến thức về vòng tuần hoàn lớn của nước để hoàn thành bài tập. Lời giải bài tập, câu hỏi Giải bài 2 trang 51 sách bài tập Địa lí 6 Chân trời sáng tạo – Bài 16: Thủy quyển. Vòng tuần hoàn nước. Nước ngầm – băng hà. Dựa vào hình 16.1, em hãy chọn và khoanh tròn từ dùng trong bảng dưới đây với số đã cho…

Đề bài/câu hỏi:

1. Dựa vào hình 16.1, em hãy chọn và khoanh tròn từ dùng trong bảng dưới đây với số đã cho trên hình.

2. Đánh số các câu dưới đây theo thứ tự dùng để thể hiện vòng tuần hoàn lớn của nước.

– Trời lại mưa.

– Nước sông đổ vào đại dương.

– Nước bốc hơi tạo thành mây.

– Nước mưa đổ vào các dòng suối.

– Trời nắng và đại dương ấm dần lên.

– Nước suối đổ vào các dòng sông.

3. Trình bày vòng tuần hoàn lớn của nước.

Hướng dẫn:

Quan sát hình 16.1 kết hợp kiến thức về vòng tuần hoàn lớn của nước để hoàn thành bài tập.

Lời giải:

1. Từ lựa chọn:

– 1: nước rơi.

– 2: suối.

– 3: bốc hơi.

– 4: sông.

– 5: đại dương.

– 6: Mặt Trời.

2. Thứ tự các câu thể hiện vòng tuần hoàn lớn của nước:

1) Trời mưa.

2) Trời nắng và đại dương ấm dần lên.

3) Nước bốc hơi tạo thành mây.

4) Trời lại mưa.

5) Nước mưa đổ vào các dòng suối.

6) Nước suối đổ vào các dòng sông.

7) Nước sông đổ vào các đại dương.

3. Vòng tuần hoàn lớn của nước trải qua 3 giai đoạn:

– Sau khi mưa, trời lại nắng và đại dương ấm dần lên. Nước bắt đầu bốc hơi tạo thành mây.

– Khi các đám mây đã đạt đến trạng thái bão hòa mà nước vẫn tiếp tục bốc hơi lên khiến trời mưa.

– Nước mưa đổ vào các dòng suối, suối đổ ra sông và nước sông lại đổ về các đại dương.