Trang chủ Lớp 6 Lịch sử và Địa lí lớp 6 Đề thi kiểm tra Lịch sử và Địa lí 6 - Kết nối tri thức Đề thi giữa kì 2 Lịch sử và Địa lí 6 –...

Đề thi giữa kì 2 Lịch sử và Địa lí 6 – Đề số 2: Đứng đầu nhà nước Văn Lang là ai? A. Vua Hùng. B. An Dương Vương. C. Kinh Dương Vương. D. Thục Phán

Hướng dẫn giải Đề thi giữa kì 2 Lịch sử và Địa lí 6 – Đề số 2 – Đề thi giữa kì 2 – Đề số 2 – Đề thi kiểm tra Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức. Câu 1: Đứng đầu nhà nước Văn Lang là ai?…

Đề thi:

Câu 1: Đứng đầu nhà nước Văn Lang là ai?

A. Vua Hùng.

B. An Dương Vương.

C. Kinh Dương Vương.

D. Thục Phán.

Câu 2: Nước Âu Lạc ra đời trong khoảng thời gian nào?

A. Năm 208 TCN.

B. Năm 209 TCN.

C. Năm 210 TCN.

D. Năm 211 TCN.

Câu 3: Đứng đầu các bộ là ai?

A. Lạc Hầu.

B. Lạc Tướng.

C. Bồ Chính.

D. Vua.

Câu 4: Nhân dân ta xây dựng Lăng Vua Hùng là để tưởng nhớ ai?

A. Âu cơ.

B. Mị Nương.

C. Lạc Long Quân.

D. Các Vua Hùng.

Câu 5: Sau khi đánh thắng quân Tần, hai vùng đất của người Tây Âu và Lạc Việt hợp thành một nước mới có tên là

A. Văn Lang.

B. Đại Việt.

C. Âu Lạc.

D. Đại Cồ Việt.

Câu 6: Nhà nước Âu Lạc ra đời trên cơ sở thắng lợi từ cuộc kháng chiến

A. chống quân Hán xâm lược của nhân dân huyện Tượng Lâm.

B. chống quân Tần xâm lược của người Âu Việt và Lạc Việt.

C. chống quân Nam Hán xâm lược của người Việt.

D. chống quân Đường xâm lược của người Việt.

Câu 7: Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc ra đời đã

A. mở ra thời kỳ dựng nước và giữ nước đầu tiên của dân tộc.

B. mở đầu thời Bắc thuộc.

C. đưa nước ta bước sang thời phong kiến.

D. hình thành nền văn minh Đại Việt.

Câu 8: Điểm giống nhau giữa nhà nước Văn Lang và Âu Lạc là gì?

A. Tổ chức bộ máy nhà nước.

B. Quân đội được tổ chức quy củ.

C. Có vũ khí tốt (nỏ Liên Châu).

D. Nhà nước đã có luật pháp thành văn.

Câu 9: Loại gió thổi quanh năm theo một chiều, từ khoảng 30° Bắc và Nam về xích đạo là

A. gió Tây ôn đới.

B. gió Đông cực đới.

C. gió Mậu dịch.

D. gió đất.

Câu 10: Gió là

A. sự chuyển động của không khí từ các khu khí áp cao về các khu khí áp thấp.

B. sự chuyển động của không khí từ các khu khí áp thấp về các khu khí áp cao.

C. sự chuyển động của không khí giữa các khu khí áp bằng nhau.

D. sự chuyển động của không khí theo chiều thẳng đứng.

Câu 11: Trên Trái Đất, các đai khí áp thấp nằm ở vĩ độ

A. 0° và 30°.

B. 60° và 90°.

C. 30° và 60°.

D. 0° và 60°.

Câu 12: Tại sao không khí lại có độ ẩm?

A. Do càng lên cao nhiệt độ càng giảm.

B. Do mưa rơi xuyên qua không khí.

C. Do không khí chứa một lượng hơi nước nhất định.

D. Do không khí chứa nhiều mây.

Câu 13: Các loại gió chính không thổi thẳng theo hướng kinh tuyến là do

A. gió thổi từ khu áp cao về khu áp thấp.

B. sự vận động của các khối khí.

C. sự chuyển động quanh mặt trời của Trái Đất.

D. chịu tác động của lực Coriorit.

Câu 14: Nhiệt độ không khí thay đổi chủ yếu tùy thuộc vào yếu tố nào?

A. Độ cao, vĩ độ.

B. Vị trí gần hay xa biển.

C. Độ cao, vĩ độ, vị trí gần hay xa biển.

D. Hướng sườn núi.

Câu 15: Ở một trạm khí tượng tại Hà Nội, kết quả đo nhiệt độ ở bốn thời điểm trong ngày lần lượt là 20°C, 18°C, 24°C, 22°C. Nhiệt độ không khí trung bình của ngày hôm đó là

A. 20°C.

B. 21°C.

C. 22°C.

D. 23°C.

Câu 16: Cho bảng số liệu sau:

NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH CÁC THÁNG CỦA TRẠM KHÍ TƯỢNG A

(Đơn vị: ℃)

Nhiệt độ trung bình năm của trạm A là

A. 26,1°C.

B. 27,1°C.

C. 28,1°C.

D. 29,1°C.

Câu 17: Hãy lựa chọn và nếu ra 10 từ khoá quan trọng liên quan đến thời kì Văn Lang – Âu Lạc mà em thu hoạch được.

Câu 18: Đọc tư liệu dưới đây và trả lời câu hỏi:

Thái thú Tô Định (nhà Hán): “Dùng pháp luật trói buộc…chính sự tham lam tàn bạo”, “thấy tiền thì giương mắt lên”.

Thái thú Tôn Tư (nhà Ngô): “Tham bạo, làm hại dân chúng”.

Thứ sử Tiêu Tư (nhà Lương): “Tàn bạo khắc nghiệp mất lòng dân”.

Đô hộ An Nam Lý Tượng Cổ (nhà Đường): “Tham bạo, hà khắc, mất lòng dân chúng”.

Tiết độ sứ Thái Kinh (nhà Đường): “Cai trị làm nhiều điều hà khắc thảm hại. Nhân dân khắp nơi ai cũng ta oán.”

a. Tính cách và cách thức cai trị của một số viên quan đứng đầu chính quyền đô hộ các cấp của phong kiến phương Bắc được thể hiện qua những từ/cụm từ nào trong đoạn tư liệu trên.

b. Hãy chỉ ra những điểm giống nhau trong cách thức cai trị của các quan viên đứng đầu chính quyền đô hộ

Câu 19: Vai trò của nước sông, hồ đối với đời sống, sản xuất?

Câu 20: Cho lát cắt sau:

Quan sát lát cắt địa hình trên và cho biết:

a. Lát cắt đi qua những dạng địa hình nào?

b. Xác định độ cao của các điểm A, B, C được đánh dấu trên lát cắt?

c. Mô tả sự thay đổi của địa hình từ TP. Hồ Chí Minh về Đà Lạt? (hướng nghiêng địa hình, chảy qua các dạng địa hình, con sông nào…)

—– HẾT —–

HƯỚNGDẪN GIẢICHITIẾT

THỰCHIỆN:BANCHUYÊNMÔNGiaiBaitapsgk.COM

1.A

2.A

3.B

4.D

5.C

6.B

7.A

8.A

9.C

10.A

11.D

12.C

13.D

14.C

15.B

16.B

Câu 1 (NB):

Phươngpháp:

SGK LịchsửvàĐịalí6,nộidungnước VănLang.

Cách giải:

Đứngđầu nhànướcVănLanglàVua Hùng.

Chọn A.

Câu 2 (NB):

Phươngpháp:

SGK Lịch sửvàĐịalí6,nội dungnướcÂuLạc.

Cách giải:

NướcÂuLạcrađời trongkhoảng208TCN.

Chọn A.

Câu 3 (NB):

Phươngpháp:

SGK LịchsửvàĐịalí6,nộidungnước VănLang.

Cách giải:

Đứngđầu cácbộlàLạcTướng.

Chọn B.

Câu 4 (NB):

Phươngpháp:

SGK LịchsửvàĐịalí6,nộidungnước VănLang.

Cách giải:

Nhândân ta xâydựng LăngVuaHùnglà đểtưởng nhớ cácVua Hùng.

Chọn D.

Câu 5 (NB):

Phươngpháp:

SGK Lịch sửvàĐịalí6,nội dungnướcÂuLạc.

Cách giải:

Sau khi đánh thắngquân Tần, hai vùngđất củangười TâyÂuvà Lạc Việt hợp thànhmột nướcmới có tênlà Âu Lạc.

Chọn C.

Câu 6 (NB):

Phươngpháp:

SGK Lịch sửvàĐịalí6,nội dungnướcÂuLạc.

Cách giải:

Nhà nước Âu Lạc ra đời trên cơ sở thắng lợi từ cuộc kháng chiến chống quân Tần xâm lược của người ÂuViệt và Lạc Việt.

Chọn B.

Câu 7 (TH):

Phươngpháp:

Suyluận, loại trừđápán.

Cách giải:

NhànướcVănLang -ÂuLạcrađời đãmở rathời kỳdựngnướcvàgiữ nướcđầu tiên củadân tộc.

Chọn A.

Câu 8 (VD):

Phươngpháp:

So sánh.

Cách giải:

ĐiểmgiốngnhaugiữanhànướcVănLangvàÂuLạclà tổ chứcbộ máynhànướccòn kháđơngiản.

Chọn A.

Câu 9 (NB):

Phươngpháp:

SGK Lịch sửvàĐịalí 6,Khí hậu.

Cách giải:

ỞhaibênXíchđạo,loạigióthổitheomộtchiềuquanhnămtừkhoảngcácvĩđộ30°BắcvàNamvềXíchđạo là gió Tín phong (gió Mậu dịch).

ChọnC.

Câu 10 (NB):

Phươngpháp:

SGK Lịch sửvàĐịalí 6,Khí hậu.

Cách giải:

Giólà sự chuyểnđộngcủakhôngkhí từcáckhukhí ápcao vềcáckhu khí áp thấp.

ChọnA.

Câu 11 (TH):

Phươngpháp:

SGK Lịchsử vàĐịalí 6,Khí hậu.

Cách giải:

Cácđai khí ápthấp nằmở khoảngvĩ độ 0°và khoảngvĩ độ60°BắcvàNam

ChọnD.

Câu 12 (TH):

Phươngpháp:

SGK Lịch sửvàĐịalí 6,Khí hậu.

Cách giải:

Do khôngkhí chứamột lượnghơi nước nhấtđịnh.

ChọnC.

Câu 13 (TH):

Phươngpháp:

SGK Lịch sửvàĐịalí 6,Khí hậu.

Cách giải:

Do sựvận độngtự quaycủaTráiĐất đã sinh ralựccôirôlit làmlệch hướng chuyển độngcủacácloạigió.

ChọnD.

Câu 14 (VD):

Phươngpháp:

SGK Lịch sửvàĐịalí 6,Khí hậu.

Cách giải:

Nhiệt độ khôngkhí thayđổi chủyếu tùythuộcvào độ cao, vĩđộ, vị trí gầnhayxa biển.

ChọnC.

Câu 15 (VD):

Phươngpháp:

Tính toán.

Cách giải:

ỞmộttrạmkhítượngtạiHàNội,kếtquảđonhiệtđộởbốnthờiđiểmtrongngày lầnlượtlà20°C,18°C, 24°C, 22°C. Nhiệt độ không khí trung bình của ngày hôm đó là 21°C.

ChọnB.

Câu 16 (VD):

Phươngpháp:

Xửlí số liệu.

Cách giải:

Nhiệtđộ trungbình nămcủatrạmAlà 27,1°C.

ChọnB.

Câu 17 (NB):

Phươngpháp:

Liệtkê,chọn lọccáctừ khoátrong bài.

Cách giải:

Thục Phán, Hùng Vương, Phong Châu; Cổ Loa, Lạc tướng, Bồ chính, Trống đồng, lúa nước, Bánh chưng – Bánh dày, nỏ thần…

Câu 18 (VDC):

Phươngpháp:

Đọctư liệu vàtrảlời câuhỏi.

Cách giải:

a. Tínhcách vàcách thức là: thamlam, tànbạo, khắcnghiệt, hàkhắc

b. Điểm giống nhau: đều thể hiện bản chất tham lam, hà khắc trong cai trị nhân dân ta của các viên quan cai trị phương Bắc

Câu 19 (TH):

Phươngpháp:

SGK LịchsửvàĐịalí6,NướctrênTrái Đất.

Cách giải:

Vai trò của nước sông, hồ đối với đời sống, sản xuất: Phát triển giao thông, du lịch, cung cấp nước cho sinh hoạt, tưới tiêu, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, làm thuỷ điện…

Câu 20 (VD):

Phươngpháp:

Kĩ năngđọclát cắt địahình đơngiản

Cách giải:

a. Látcắtđi quacácdạngđịahình: đồngbằng,cao nguyênvànúicao(trên1500m).

b. ĐộcaocácđiểmA,B,C:

– ĐiểmA: 125m

– ĐiểmB:875m

– ĐiểmC: 1000m

c. Mô tả:

– Látcắtđịahìnhchạytừ TP.HồChíMinhđếnĐàLạt,địahìnhthấpởTP. HồChíMinhvànângcaodầnvề phía Đà Lạt.

+TừTP.HồChíMinhđếnđiểmAlàvùngđồngbằngrộnglớnvàbằngphẳng,độcaodưới200m,điquacon sông La Ngà.

+ Từ điểm A đến Đà Lạt: lát cắt chạyqua cao nguyên Di Linh với các bậc độ cao 500 – 700 – 800 – 1000m, xen cao nguyên là các con sông La Ngà, sông Đồng Nai.

+Điểmđộ caocuốicùng vàlớn nhấtlàĐà Lạt(trên 1500m).

Đáp án Đề thi:

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN GiaiBaitapsgk.COM

1.A

2.A

3.B

4.D

5.C

6.B

7.A

8.A

9.C

10.A

11.D

12.C

13.D

14.C

15.B

16.B

Câu 1 (NB):

Hướng dẫn:

SGK Lịch sử và Địa lí 6, nội dung nước Văn Lang.

Cách giải:

Đứng đầu nhà nước Văn Lang là Vua Hùng.

Chọn A.

Câu 2 (NB):

Hướng dẫn:

SGK Lịch sử và Địa lí 6, nội dung nước Âu Lạc.

Cách giải:

Nước Âu Lạc ra đời trong khoảng 208 TCN.

Chọn A.

Câu 3 (NB):

Hướng dẫn:

SGK Lịch sử và Địa lí 6, nội dung nước Văn Lang.

Cách giải:

Đứng đầu các bộ là Lạc Tướng.

Chọn B.

Câu 4 (NB):

Hướng dẫn:

SGK Lịch sử và Địa lí 6, nội dung nước Văn Lang.

Cách giải:

Nhân dân ta xây dựng Lăng Vua Hùng là để tưởng nhớ các Vua Hùng.

Chọn D.

Câu 5 (NB):

Hướng dẫn:

SGK Lịch sử và Địa lí 6, nội dung nước Âu Lạc.

Cách giải:

Sau khi đánh thắng quân Tần, hai vùng đất của người Tây Âu và Lạc Việt hợp thành một nước mới có tên là Âu Lạc.

Chọn C.

Câu 6 (NB):

Hướng dẫn:

SGK Lịch sử và Địa lí 6, nội dung nước Âu Lạc.

Cách giải:

Nhà nước Âu Lạc ra đời trên cơ sở thắng lợi từ cuộc kháng chiến chống quân Tần xâm lược của người Âu Việt và Lạc Việt.

Chọn B.

Câu 7 (TH):

Hướng dẫn:

Suy luận, loại trừ đáp án.

Cách giải:

Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc ra đời đã mở ra thời kỳ dựng nước và giữ nước đầu tiên của dân tộc.

Chọn A.

Câu 8 (VD):

Hướng dẫn:

So sánh.

Cách giải:

Điểm giống nhau giữa nhà nước Văn Lang và Âu Lạc là tổ chức bộ máy nhà nước còn khá đơn giản.

Chọn A.

Câu 9 (NB):

Hướng dẫn:

SGK Lịch sử và Địa lí 6, Khí hậu.

Cách giải:

Ở hai bên Xích đạo, loại gió thổi theo một chiều quanh năm từ khoảng các vĩ độ 30° Bắc và Nam về Xích đạo là gió Tín phong (gió Mậu dịch).

Chọn C.

Câu 10 (NB):

Hướng dẫn:

SGK Lịch sử và Địa lí 6, Khí hậu.

Cách giải:

Gió là sự chuyển động của không khí từ các khu khí áp cao về các khu khí áp thấp.

Chọn A.

Câu 11 (TH):

Hướng dẫn:

SGK Lịch sử và Địa lí 6, Khí hậu.

Cách giải:

Các đai khí áp thấp nằm ở khoảng vĩ độ 0° và khoảng vĩ độ 60° Bắc và Nam

Chọn D.

Câu 12 (TH):

Hướng dẫn:

SGK Lịch sử và Địa lí 6, Khí hậu.

Cách giải:

Do không khí chứa một lượng hơi nước nhất định.

Chọn C.

Câu 13 (TH):

Hướng dẫn:

SGK Lịch sử và Địa lí 6, Khí hậu.

Cách giải:

Do sự vận động tự quay của Trái Đất đã sinh ra lực côirôlit làm lệch hướng chuyển động của các loại gió.

Chọn D.

Câu 14 (VD):

Hướng dẫn:

SGK Lịch sử và Địa lí 6, Khí hậu.

Cách giải:

Nhiệt độ không khí thay đổi chủ yếu tùy thuộc vào độ cao, vĩ độ, vị trí gần hay xa biển.

Chọn C.

Câu 15 (VD):

Hướng dẫn:

Tính toán.

Cách giải:

Ở một trạm khí tượng tại Hà Nội, kết quả đo nhiệt độ ở bốn thời điểm trong ngày lần lượt là 20°C, 18°C, 24°C, 22°C. Nhiệt độ không khí trung bình của ngày hôm đó là 21°C.

Chọn B.

Câu 16 (VD):

Hướng dẫn:

Xử lí số liệu.

Cách giải:

Nhiệt độ trung bình năm của trạm A là 27,1°C.

Chọn B.

Câu 17 (NB):

Hướng dẫn:

Liệt kê, chọn lọc các từ khoá trong bài.

Cách giải:

Thục Phán, Hùng Vương, Phong Châu; Cổ Loa, Lạc tướng, Bồ chính, Trống đồng, lúa nước, Bánh chưng – Bánh dày, nỏ thần…

Câu 18 (VDC):

Hướng dẫn:

Đọc tư liệu và trả lời câu hỏi.

Cách giải:

a. Tính cách và cách thức là: tham lam, tàn bạo, khắc nghiệt, hà khắc

b. Điểm giống nhau: đều thể hiện bản chất tham lam, hà khắc trong cai trị nhân dân ta của các viên quan cai trị phương Bắc

Câu 19 (TH):

Hướng dẫn:

SGK Lịch sử và Địa lí 6, Nước trên Trái Đất.

Cách giải:

Vai trò của nước sông, hồ đối với đời sống, sản xuất: Phát triển giao thông, du lịch, cung cấp nước cho sinh hoạt, tưới tiêu, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, làm thuỷ điện…

Câu 20 (VD):

Hướng dẫn:

Kĩ năng đọc lát cắt địa hình đơn giản

Cách giải:

a. Lát cắt đi qua các dạng địa hình: đồng bằng, cao nguyên và núi cao (trên 1500m).

b. Độ cao các điểm A, B, C:

– Điểm A: 125m

– Điểm B: 875m

– Điểm C: 1000m

c. Mô tả:

– Lát cắt địa hình chạy từ TP. Hồ Chí Minh đến Đà Lạt, địa hình thấp ở TP. Hồ Chí Minh và nâng cao dần về phía Đà Lạt.

+ Từ TP. Hồ Chí Minh đến điểm A là vùng đồng bằng rộng lớn và bằng phẳng, độ cao dưới 200m, đi qua con sông La Ngà.

+ Từ điểm A đến Đà Lạt: lát cắt chạy qua cao nguyên Di Linh với các bậc độ cao 500 – 700 – 800 – 1000m, xen cao nguyên là các con sông La Ngà, sông Đồng Nai.

+ Điểm độ cao cuối cùng và lớn nhất là Đà Lạt (trên 1500m).