Vận dụng kiến thức giải Sử dụng kính hiển vi quang học KHTN 6 Kết nối tri thức với cuộc sống – Bài 4: Sử dụng kính hiển vi quang học – KHTN lớp 6 Kết nối tri thức. Lý thuyết ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu….
I. Tìm hiểu về kính hiển vi quang học
– Kính hiển vi quang học có thể phóng to ảnh của vật được quan sát khoảng từ 40 lần đến 3000 lần.
– Cấu tạo của một kính hiển vi:
– Ống kính gồm
- Thị kính (kính để mắt vào quan sát) có ghi 5x, 10x,…
- Đĩa quay gắn các vật kính.
- Vật kính (kính sát với vật cần quan sát.
– Ốc điều chính gồm: Ốc to và ốc nhỏ.
– Bàn kính: nơi đặt tiêu bản để quan sát, có kẹp giữ.
– Ngoài ra còn có: đèn chiếu sáng, thân kính, chân kính làm giá đỡ các bộ phận.
II. Sử dụng kính hiển vi quang học.
Bước 1: Chọn vật kính thích hợp theo mục đích quan sát.
Bước 2: Điều chỉnh ánh sáng cho thích hợp với vật kính.
Bước 3: Đặt tiêu bản lên bàn kính, dùng kẹp để giữ tiêu bản. Vặn ốc to theo chiều kim đồng hồ để hạ vật kính gần sát vào tiêu bản.
Bước 4: Mắt nhìn vào thị kính, vặn ốc to theo chiều ngược lại để đưa vật kính lên từ từ, đến khi nhìn thấy mẫu vật cần quan sát.
Bước 5: Vặn ốc nhỏ thật chậm, đến khi nhìn thấy mẫu vật thật rõ nét.
III. Bảo quản kính hiển vi quang học
– Khi di chuyển kính hiển vi, một tay cầm vào thân kính, tay kia đỡ chân để của kính. Phải để kính hiển vi trên bề mặt phẳng.
– Không được để tay ướt hay bẩn lên kính hiển vi.
– Lau thị kính và vật kính bằng giấy chuyên dụng trước và sau khi dùng.
Sơ đồ tư duy Sử dụng kính hiển vi quang học: