Giải và trình bày phương pháp giải Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp KHTN 6 Chân trời sáng tạo – Bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp – KHTN lớp 6 Chân trời sáng tạo. Lý thuyết Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp ngắn gọn, đầy đủ,…
Bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp
1. Sự cần thiết tách các chất ra khỏi hỗn hợp
– Ở vùng nông thôn nước ta, người dân thường sử dụng nước giếng khoan, giếng đào làm nước sinh hoạt. Tuy nhiên, các nguồn nước này thường hay bị nhiễm phèn và một số tạp chất. Vì vậy người ta phải tách tạp chất ra để có nước sạch để dùng bằng máy lọc nước
- Trong tự nhiên, các chất thường tồn tại ở dạng các hỗn hợp khác nhau. Tùy vào mục đích sử dụng, người ta sẽ tách các chất ra khỏi nhau theo nhiều cách khác nhau
2. Một số phương pháp đơn giản tách các chất ra khỏi hỗn hợp
– Dựa vào tính chất của các hỗn hợp, người ta dùng một số phương pháp vật lí để tách các chất ra khỏi hỗn hợp
+ Phương pháp lọc: Dùng để tách chất rắn không tan ra khỏi hỗn hợp lỏng
+ Phương pháp cô cạn: Dùng để tách chất rắn tan (không hóa hơi khi gặp nhiệt độ cao) ra khỏi dung dịch hỗn hợp lỏng
+ Phương pháp chiết: Dùng để tách các chất lỏng ra khỏi hỗn hợp lỏng không đồng nhất
3. Thực hành tách chất
Thực hành phương pháp lọc
Thực hành phương pháp cô cạn
Thực hành phương pháp chiết
– Các phương pháp lọc, cô cạn, chiết là những phương pháp đơn giản để tách các chất ra khỏi hỗn hợp. Tùy vào tính chất của các hỗn hợp mà chọn lựa phương pháp tách phù hợp
Sơ đồ tư duy: Phương pháp tách chất khỏi hỗn hợp