Trang chủ Lớp 6 Khoa học tự nhiên lớp 6 KHTN lớp 6 - Chân trời sáng tạo Chất tinh khiết – Hỗn hợp khoa học tự nhiên 6 Chân...

Chất tinh khiết – Hỗn hợp khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo: Bài 15: Chất tinh khiết – Hỗn hợp1. Chất tinh khiết- Khái niệm: Chất tinh khiết (chất nguyên chất) được tạo ra từ một chất duy nhất VD

Hướng dẫn cách giải/trả lời Chất tinh khiết – Hỗn hợp KHTN 6 Chân trời sáng tạo – Bài 15: Chất tinh khiết – Hỗn hợp – KHTN lớp 6 Chân trời sáng tạo. Lý thuyết ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu…

Bài 15: Chất tinh khiết – Hỗn hợp

1. Chất tinh khiết

– Khái niệm: Chất tinh khiết (chất nguyên chất) được tạo ra từ một chất duy nhất

VD: Bình oxygen chỉ chứa khí oxygen

Gói muối tinh chỉ có chứa muối

– Mỗi chất tinh khiết đều có thành phần hóa học và tính chất nhất định

VD: Nước tinh khiết có nhiệt độ sôi là 100oC, nhiệt độ đông đặc là 0oC

– Chất tinh khiết có thể là chất rắn (đường, muối); chất lỏng (nước cất, cồn ethanol, sulfuric acid); chất khí (oxygen, hydrogen)

2. Hỗn hợp

– Khái niệm: Hỗn hợp được tạo ra khi hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau

VD:

– Mỗi chất trong hỗn hợp được gọi là một thành phần của hỗn hợp

– Tính chất hỗn hợp phụ thuộc vài thành phần hỗn hợp và hàm lượng của chúng

VD: Hỗn hợp nước đường có vị ngọt khi vắt thêm chanh tạo ra hỗn hợp có vị ngọt chua

3. Hỗn hợp đồng nhất – Hỗn hợp không đồng nhất

Hỗn hợp đồng nhất là hỗn hợp có thành phần giống nhau tại mọi vị trí trong toàn bộ hỗn hợp

VD: Hòa tan 1 thìa muối bằng nước cất ta thấy đường tan hết tạo thành nước muối, mọi vị trí đều có muối và nước

Hỗn hợp không đồng nhất là hỗn hợp có thành phần không giống nhau trong toàn bộ hỗn hợp

VD: Khuấy đều hỗn hợp dầu ăn và nước ta thấy nước không hòa tan được dầu ăn

4. Chất rắn tan và không tan trong nước

– Một số chất rắn tan được trong nước và một số chất rắn không tan được trong nước.

– Khả năng tan trong nước của các chất rắn là khác nhau

VD: Muối ăn tan được trong nước, cát không tan được trong nước

5. Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất tan

– Muốn chất rắn tan nhanh trong nước, có thể thực hiện một, hai hoặc cả 3 biện pháp sau:

+ Khuấy dung dịch

+ Đun nóng dung dịch

+ Nghiền nhỏ chất rắn

6. Chất khí tan trong nước

Một số chất khí có thể tan trong nước. Khả năng tan trong nước của các chất khí là khác nhau

VD: Khí hydrogen chloride tan tốt trong nước; khí carbon dioxide, oxygen tan ít trong nước

7. Dung dịch – dung môi – chất tan

– Dung dịch: là hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi

– Chất tan: là chất được hòa tan trong dung môi. Chất tan có thể là chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí

– Dung môi: là chất dùng để hòa tan chất tan. Dung môi thường là chất lỏng

VD:

– Có những chất tan trong dung môi này những không tan trong dung môi khác

8. Huyền phù

– Khái niệm: Huyền phù là một hỗn hợp không đồng nhất gồm các hạt chất rắn phân tán lơ lửng trong môi trường chất lỏng

VD:

9. Nhũ tương

– Khái niệm: Nhũ tương là một hỗn hợp không đồng nhất gồm một hay nhiều chất lỏng phân tán trong môi trường chất lỏng nhưng không tan trong nhau

VD:

10. Phân biệt dung dịch, huyền phù và nhũ tương

– Ngược lại với dung dịch, khi để yên một huyền phù thì hạt chất rắn sẽ lắng xuống đáy tạo một lớp cặn. Nếu để yên nhũ tương thì các chất lỏng vẫn phân bố trong nhau nhưng không đồng nhất

VD:

Sơ đồ tư duy: Chất tinh khiết – hỗn hợp