Trang chủ Lớp 6 Khoa học tự nhiên lớp 6 KHTN lớp 6 - Cánh Diều Steam – Mô hình máy lọc nước khoa học tự nhiên 6...

Steam – Mô hình máy lọc nước khoa học tự nhiên 6 Cánh diều: Steam – Mô hình máy lọc nước I. Mục tiêu – Làm thành công mô hình máy lọc nước – Chỉ ra nguyên lí của máy lọc nước – Phân

Giải và trình bày phương pháp giải Steam – Mô hình máy lọc nước KHTN 6 Cánh diều – Bài 11: Tách chất ra khỏi hỗn hợp – KHTN lớp 6 Cánh Diều. thú vị, hấp dẫn…

Steam – Mô hình máy lọc nước

I. Mục tiêu

– Làm thành công mô hình máy lọc nước

– Chỉ ra nguyên lí của máy lọc nước

– Phân biệt được các phương pháp tách chất: cô cạn, lọc, chiết

II. Chuẩn bị

1. Nguyên liệu

– Than hoạt tính

– Cát đã rửa sạch

– Sỏi nhỏ đã rửa sạch

– Nước chứa nhiều cặn bẩn

– Giấy xé nhỏ

2. Dụng cụ

– 1 chai nhựa cắt phần trên

– 1 chai nhựa cắt đáy và nắp chai đục lỗ

– Thìa

III. Tiến hành

Bước 1: Cho nắm giấy xé nhỏ vào miệng chai bị cắt đáy và đóng nắp lại.

Bước 2: Nắp cột lọc nước. Đặt 2 chai nhựa đã chuẩn bị sao cho miệng chai nhựa cắt đáy úp vào chai bị nhựa cắt phần trên

Bước 3: Chuẩn bị cột lọc nước. Cho từng lớp vào theo thứ tự:

+ Cát

+ Than hoạt tính

+ Cát

+ Sỏi nhỏ

Bước 4: Đổ nước bẩn vào

IV. Thu hoạch

– Nước bẩn len lỏi qua các kẽ hở và chảy xuống dưới

– Nước thu được ở đáy chai trong hơn nhiều so với nước bẩn ban đầu

V. Giải thích

– Chất bẩn trong nước có các kích thước khác nhau. Chất bẩn có kích thước lớn sẽ được lớp sỏi giữ lại

– Tiếp đó là tầng lọc: cát, than hoạt tính, giấy xé nhỏ giữ lại chất bẩn có kích thước nhỏ hơn nên sẽ làm giọt nước sạch hơn

=> Giấy xé nhỏ, cát, than hoạt tính, sỏi tạo thành nhiều hàng rào không cho chất bẩn đi qua giúp ta thu được nước sạch hơn.

– Giấy xé nhỏ, cát, than hoạt tính, sỏi là những vật liệu trơ, không gây phản ứng, dễ tìm, giá thành rẻ nên được sử dụng nhiều để lọc nước