Trang chủ Lớp 6 Khoa học tự nhiên lớp 6 Đề thi đề kiểm tra KHTN 6 - Chân trời sáng tạo Đề thi học kì 2 khoa học tự nhiên 6 Chân trời...

Đề thi học kì 2 khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo – Đề 1: Phần 1. Trắc nghiệm (7 điểm) Hoạt động nào dưới đây không cần dùng đến lực? A. Đọc một trang sách. B. Kéo một gàu nước. C

Giải và trình bày phương pháp giải Đề thi học kì 2 KHTN 6 Chân trời sáng tạo – Đề 1 – Đề thi học kì 2 – Đề số 1 – Đề thi đề kiểm tra KHTN 6 Chân trời sáng tạo. Hoạt động nào dưới đây không cần dùng đến lực?…

Đề thi:

Phần 1. Trắc nghiệm (7 điểm)

Câu 1. Hoạt động nào dưới đây không cần dùng đến lực?

A. Đọc một trang sách. B. Kéo một gàu nước.

C. Nâng một tấm gỗ. D. Đẩy một chiếc xe.

Câu 2: Trong các vật sau đây, vật nào có thể cung cấp năng lượng điện?

A. Quả táo trên cành B. Lò xo đang bị nén

C. Quả bóng đang bay D. Pin còn tốt

Câu 3. Treo vật vào đầu dưới của một lò xo, lò xo dãn ra. Khi đó

A. lò xo tác dụng vào vật một lực đẩy.

B. vật tác dụng vào lò xo một lực nén.

C. lò xo tác dụng vào vật một lực nén.

D. vật tác dụng vào lò xo một lực kéo.

Câu 4: Động vật chân khớp nào dưới đây phá hoại mùa màng:

A. Ruồi B. Ve bò C. Nhện D. Châu chấu

Câu 5: Một quả bóng nằm yên được tác dụng một lực đẩy, khẳng định nào sau đây đúng?

A. Quả bóng chỉ bị biến đổi chuyển động.

B. Quả bóng chỉ bị biến đổi hình dạng.

C. Quả bóng vừa bị biến đổi hình dạng, vừa bị biến đổi chuyển động.

D. Quả bóng không bị biến đổi.

Câu 6: Giun tròn có các đặc điểm nào dưới đây?

A. cơ thể dài, phân đốt

B. cơ thể hình ống, thuôn 2 đầu, không phân đốt

C. cơ thể dẹp và mềm

D. cơ thể có các đôi chi hai bên.

Câu 7: Trường hợp nào sau đây vật không bị biến dạng khi chịu tác dụng của lực?

A. Cửa kính bị vỡ khi bị va đập mạnh.

B. Đất xốp khi được cày xới cẩn thận.

C. Viên bi sắt bị búng và lăn về phía trước.

D. Tờ giấy bị nhàu khi ta vò nó lại.

Câu 8: Bạch tuộc và ốc sên có nhiều đặc điểm khác nhau nhưng đều được xếp vào ngành Thân mềm vì cả hai đều có đặc điểm nào dưới đây?

A. Có giá trị thực phẩm B. Có vỏ cứng bao bọc cơ thể

C. Có cơ thể mềm, không phân đốt D. Di chuyển được

Câu 9: Một thùng hoa quả có trọng lượng 50N thì thùng hoa quả đó có khối lượng bao nhiêu kg?

A. 5 kg. B. 0,5kg. C. 50kg. D. 500 kg.

Câu 10: Chân khớp không có đặc điểm nào dưới đây?

A. Đa dạng về môi trường sống B. Số lượng loài ít

C. Đa dạng về lối sống D. Đa dạng về hình thái

Câu 11: Khi ta đem cân một vật là ta muốn biết

A. trọng lượng của vật đó.

B. thể tích của vật đó.

C. khối lượng của vật đó.

D. so sánh khối lượng của vật đó với khối lượng của các vật khác.

Câu 12: Cơ thể thủy tức có kiểu đối xứng nào dưới đây?

A. đối xứng lưng – bụng B. đối xứng tỏa tròn

C. đối xứng hai bên D. đối xứng hình sao

Câu 13: Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực tiếp xúc?

A. Một hành tinh trong chuyển động xung quanh một ngôi sao.

B. Một vận động viên nhảy dù rơi trên không trung.

C. Thủ môn bắt được bóng trước khung thành.

D. Quả táo rơi từ trên cây xuống.

Câu 14: Trong thực tiễn, đa dạng sinh học có những vai trò nào dưới đây?

1) Cung cấp oxygen điều hòa không khí

2) Cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm

3) Cung cấp giống cây trồng

4) Cung cấp nguồn vật liệu cho xây dựng

5) Cung cấp các nguồn nhiên liệu, dược liệu

A. 1, 2, 3 và 4 B. 2, 3, 4 và 5 C. 1, 2, 3 và 5 D. 1, 2, 4 và 5

Câu 15: Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực không tiếp xúc?

A. Vận động viên nâng tạ.

B. Người dọn hàng đẩy thùng hàng trên sân.

C. Giọt mưa đang rơi.

D. Bạn Na đóng đinh vào tường.

Câu 16: Khả năng làm mát không khí của thực vật có được là nhờ quá trình nào dưới đây?

A. Quang hợp B. Thoát hơi nước

C. Trao đổi khoáng D. Hô hấp

Câu 17: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?

A. Lực kế là dụng cụ để đo khối lượng.

B. Lực kế là dụng cụ đo trọng lượng.

C. Lực kế là dụng cụ để đo cả trọng lượng và khối lượng.

D. Lực kế là dụng cụ để đo lực.

Câu 18: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của thực vật trong việc làm giảm ô nhiễm môi trường?

A. Cân bằng lượng carbon dioxide và oxygen trong không khí

B. Tán lá cây làm tăng nhiệt độ môi trường trong khu vực trời nắng gắt.

C. Một số cây tiết ra các chất có tác dụng tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh

D. Lá cây ngăn bụi và khí độc làm giảm ô nhiễm môi trường.

Câu 19: Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi

A. quyển sách để yên trên mặt bàn nằm nghiêng.

B. ô tô đang chuyển động, đột ngột hãm phanh.

C. quả bóng bàn đặt trên mặt bàn nằm ngang nhẵn bóng.

D. xe đạp đang xuống dốc.

Câu 20: Trên Trái Đất, vùng nào dưới đây có số loài sinh vật đa dạng, phong phú nhất?

A. Vùng nhiệt đới B. Vùng ôn đới

C. Bắc Cực D. Nam Cực

Câu 21: Ta trực tiếp nhận biết được một vật có nhiệt năng khi vật đó có khả năng nào?

A. Làm tăng khối lượng vật khác.

B. Làm nóng một vật khác.

C. Sinh ra lực đẩy làm vật khác chuyển động.

D. Nổi được trên mặt nước.

Câu 22: Châu chấu khác nhện ở đặc điểm nào dưới đây?

A. Có bộ xương ngoài bằng chất kitin

B. Các chân phân đốt, có khớp động

C. Có vai trò quan trọng trong thực tiễn

D. Cơ thể có hai đôi cánh

Câu 23: Dạng năng lượng được dự trữ trong que diêm, pháo hoa là

A. nhiệt năng. B. quang năng. C. hoá năng. D. cơ năng.

Câu 24: Động vật lưỡng cư không có vai trò nào dưới đây?

A. Có giá trị làm cảnh B. Có giá trị thực phẩm

C. Có giá trị dược phẩm D. Tiêu diệt sâu bọ phá hoại mùa màng

Câu 25: Hiện tượng nào dưới đây đi kèm theo sự biến đổi từ cơ năng thành điện năng?

A. Núm của đinamô quay, đèn bật sáng.

B. Pin mặt trời dùng để đun nước nóng.

C. Vật giảm tốc độ khi bị cản trở.

D. Vật nóng lên khi bị cọ xát.

Câu 26: Nguyên sinh vật nào sau đây sống tự do ngoài thiên nhiên?

A. Trùng sốt rét B. Trùng kiết lị

C. Trùng biến hình D. Trùng bệnh ngủ

Câu 27: Trái Đất có hiện tượng ngày và đêm luân phiên là do

A. Mặt Trời mọc ở đằng đông, lặn ở đằng tây.

B. Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ tây sang đông.

C. Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ đông sang tây.

D. Mặt Trời chuyển động từ đông sang tây.

Câu 28: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Khối lượng được đo bằng gam B. Kilogam là đơn vị đo khối lượng

C. Trái Đất hút các vật. D. Không có lực hấp dẫn trên Mặt trăng.

Phần 2: Tự luận (3 điểm)

Câu 1: Quan sát hình bên và trả lời các câu hỏi sau:

a. Trong số các vị trí M, N, P, Q thì ở những vị trí nào đang là ban ngày? Ở những vị trí nào đang là ban đêm? Vì sao?

b. Người ở vị trí nào trong hai vị trí M và N sẽ thấy Mặt Trời mọc trước? Vì sao?

c. Người ở vị trí nào trong hai vị trí P và Q sẽ thấy Mặt Trời lặn trước? Vì sao?

Câu 2: Tại sao ếch thường sống ở những nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm?

Đáp án

Đáp án và lời giải chi tiết

Phần 1. Trắc nghiệm (7 điểm)

Câu 1.

Hoạt động nào dưới đây không cần dùng đến lực?

A. Đọc một trang sách.

B. Kéo một gàu nước,

C. Nâng một tấm gỗ.

D. Đẩy một chiếc xe.

Hướng dẫn:

Đọc một trang sách không cần dùng đến lực

Lời giải:

Đáp án A

Câu 2:

Trong các vật sau đây, vật nào có thể cung cấp năng lượng điện?

A. Quả táo trên cành B. Lò xo đang bị nén

C. Quả bóng đang bay D. Pin còn tốt

Hướng dẫn:

+ Quả táo trên cành: thế năng hấp dẫn

+ Lò xo bị nén: Thế năng đàn hồi

+ Quả bóng đang bay: thế năng hấp dẫn, động năng

+ Pin có thể cung cấp năng lượng điện

Lời giải:

Đáp án D

Câu 3.

Treo vật vào đầu dưới của một lò xo, lò xo dãn ra. Khi đó

A. lò xo tác dụng vào vật một lực đẩy.

B. vật tác dụng vào lò xo một lực nén.

C. lò xo tác dụng vào vật một lực nén.

D. vật tác dụng vào lò xo một lực kéo.

Hướng dẫn:

Treo vật vào đầu dưới của một lò xo, lò xo dãn ra. Khi đó vật tác dụng vào lò xo một lực kéo

Lời giải:

Đáp án D

Câu 4:

Động vật chân khớp nào dưới đây phá hoại mùa màng:

A. Ruồi B. Ve bò C. Nhện D. Châu chấu

Hướng dẫn:

Châu chấu ăn lá cây lương thực, thực phẩm dẫn đến thiệt hại lớn cho người nông dân.

Lời giải:

Đáp án D

Câu 5:

Một quả bóng nằm yên được tác dụng một lực đẩy, khẳng định nào sau đây đúng?

A. Quả bóng chỉ bị biến đổi chuyển động.

B. Quả bóng chỉ bị biến đổi hình dạng.

C. Quả bóng vừa bị biến đổi hình dạng, vừa bị biến đổi chuyển động.

D. Quả bóng không bị biến đổi.

Hướng dẫn:

Một quả bóng nằm yên được tác dụng một lực đẩy, quả bóng chỉ bị biến đổi chuyển động

Lời giải:

Đáp án A

Câu 6:

Giun tròn có các đặc điểm nào dưới đây?

A. cơ thể dài, phân đốt

B. cơ thể hình ống, thuôn 2 đầu, không phân đốt

C. cơ thể dẹp và mềm

D. cơ thể có các đôi chi hai bên.

Hướng dẫn:

Giun tròn có các đặc điểm là: cơ thể hình ống, thuôn 2 đầu, không phân đốt

Lời giải:

Đáp án B

Câu 7:

Trường hợp nào sau đây vật không bị biến dạng khi chịu tác dụng của lực?

A. Cửa kính bị vỡ khi bị va đập mạnh.

B. Đất xốp khi được cày xới cẩn thận.

C. Viên bi sắt bị búng và lăn về phía trước.

D. Tờ giấy bị nhàu khi ta vò nó lại.

Hướng dẫn:

Viên bi sắt bị búng và lăn về phía trước không bị biến dạng khi chịu tác dụng của lực

Lời giải:

Đáp án C

Câu 8:

Bạch tuộc và ốc sên có nhiều đặc điểm khác nhau nhưng đều được xếp vào ngành Thân mềm vì cả hai đều có đặc điểm nào dưới đây?

A. Có giá trị thực phẩm B. Có vỏ cứng bao bọc cơ thể

C. Có cơ thể mềm, không phân đốt D. Di chuyển được

Hướng dẫn:

Bạch tuộc và ốc sên cùng được xếp vào ngành thân mềm vì chúng có đặc điểm chung là có cơ thể mềm, không phân đốt.

Lời giải:

Đáp án C

Câu 9:

Một thùng hoa quả có trọng lượng 50N thì thùng hoa quả đó có khối lượng bao nhiêu kg?

A. 5 kg. B.0,5kg. C.50kg. D. 500 kg.

Hướng dẫn:

P = 10 . m => m = P : 10 = 50 :10 = 5 kg

Lời giải:

Đáp án A

Câu 10:

Chân khớp không có đặc điểm nào dưới đây?

A. Đa dạng về môi trường sống B. Số lượng loài ít

C. Đa dạng về lối sống D. Đa dạng về hình thái

Hướng dẫn:

Ước tính có khoảng 1.170.000 loài động vật chân khớp đã được miêu tả, và chúng chiếm hơn 80% tất cả các loài động vật còn sống đã được biết đến trên Trái Đất.

Lời giải:

Đáp án B

Câu 11:

Khi ta đem cân một vật là ta muốn biết

A. trọng lượng của vật đó.

B. thể tích của vật đó.

C. khối lượng của vật đó.

D. so sánh khối lượng của vật đó với khối lượng của các vật khác.

Hướng dẫn:

Khi ta đem cân một vật là ta muốn biết khối lượng của vật đó

Lời giải:

Đáp án C

Câu 12:

Cơ thể thủy tức có kiểu đối xứng nào dưới đây?

A. đối xứng lưng – bụng B. đối xứng tỏa tròn

C. đối xứng hai bên D. đối xứng hình sao

Hướng dẫn:

Cơ thể thủy tức có kiểu đối xứng hai bên.

Lời giải:

Đáp án C

Câu 13:

Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực tiếp xúc?

A. Một hành tinh trong chuyển động xung quanh một ngôi sao.

B. Một vận động viên nhảy dù rơi trên không trung.

C. Thủ môn bắt được bóng trước khung thành.

D. Quả táo rơi từ trên cây xuống.

Hướng dẫn:

Thủ môn bắt được bóng trước khung thành liên quan đến lực tiếp xúc

Lời giải:

Đáp án C

Câu 14:

Trong thực tiễn, đa dạng sinh học có những vai trò nào dưới đây?

1) Cung cấp oxygen điều hòa không khí

2) Cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm

3) Cung cấp giống cây trồng

4) Cung cấp nguồn vật liệu cho xây dựng

5) Cung cấp các nguồn nhiên liệu, dược liệu

A. 1, 2, 3 và 4 B. 2, 3, 4 và 5 C. 1, 2, 3 và 5 D. 1, 2, 4 và 5

Hướng dẫn:

Cung cấp oxygen điều hòa không khí là vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên.

Lời giải:

Đáp án B

Câu 15:

Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực không tiếp xúc?

A. Vận động viên nâng tạ.

B. Người dọn hàng đẩy thùng hàng trên sân.

C. Giọt mưa đang rơi.

D. Bạn Na đóng đinh vào tường.

Hướng dẫn:

Giọt mưa đang rơi liên quan đến lực không tiếp xúc

Lời giải:

Đáp án C

Câu 16:

Khả năng làm mát không khí của thực vật có được là nhờ quá trình nào dưới đây?

A. Quang hợp B. Thoát hơi nước

C. Trao đổi khoáng D. Hô hấp

Hướng dẫn:

Khả năng làm mát không khí của thực vật có được là nhờ quá trình thoát hơi nước.

Lời giải:

Đáp án B

Câu 17:

Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?

A. Lực kế là dụng cụ để đo khối lượng.

B. Lực kế là dụng cụ đo trọng lượng.

C. Lực kế là dụng cụ để đo cả trọng lượng và khối lượng.

D. Lực kế là dụng cụ để đo lực.

Hướng dẫn:

Lực kế là dụng cụ để đo lực

Lời giải:

Đáp án D

Câu 18:

Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của thực vật trong việc làm giảm ô nhiễm môi trường?

A. Cân bằng lượng carbon dioxide và oxygen trong không khí

B. Tán lá cây làm tăng nhiệt độ môi trường trong khu vực trời nắng gắt.

C. Một số cây tiết ra các chất có tác dụng tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh

D. Lá cây ngăn bụi và khí độc làm giảm ô nhiễm môi trường.

Hướng dẫn:

Phát biểu không đúng khi nói về vai trò của thực vật trong việc làm giảm ô nhiễm môi trường là: Một số cây tiết ra các chất có tác dụng tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh.

Lời giải:

Đáp án C

Câu 19:

Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi

A. quyển sách để yên trên mặt bàn nằm nghiêng.

B. ô tô đang chuyển động, đột ngột hãm phanh.

C. quả bóng bàn đặt trên mặt bàn nằm ngang nhẵn bóng.

D. xe đạp đang xuống dốc.

Hướng dẫn:

Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi quả bóng bàn đặt trên mặt bàn nằm ngang nhẵn bóng

Lời giải:

Đáp án C

Câu 20:

Trên Trái Đất, vùng nào dưới đây có số loài sinh vật đa dạng, phong phú nhất?

A. Vùng nhiệt đới B. Vùng ôn đới

C. Bắc Cực D. Nam Cực

Hướng dẫn:

Trên Trái Đất, vùng nhiệt đới có số loài sinh vật đa dạng, phong phú nhất.

Lời giải:

Đáp án A

Câu 21:

Ta trực tiếp nhận biết được một vật có nhiệt năng khi vật đó có khả năng nào?

A. Làm tăng khối lượng vật khác.

B. Làm nóng một vật khác.

C. Sinh ra lực đẩy làm vật khác chuyển động.

D. Nổi được trên mặt nước.

Hướng dẫn:

Ta trực tiếp nhận biết được một vật có nhiệt năng khi vật đó có khả năng làm nóng một vật khác

Lời giải:

Đáp án B

Câu 22:

Châu chấu khác nhện ở đặc điểm nào dưới đây?

A. Có bộ xương ngoài bằng chất kitin

B. Các chân phân đốt, có khớp động

C. Có vai trò quan trọng trong thực tiễn

D. Cơ thể có hai đôi cánh

Hướng dẫn:

Châu chấu khác nhện ở đặc điểm: cơ thể có hai đôi cánh.

Lời giải:

Đáp án D

Câu 23:

Dạng năng lượng được dự trữ trong que diêm, pháo hoa là

A. nhiệt năng.

B. quang năng.

C. hoá năng.

D. cơ năng.

Hướng dẫn:

Dạng năng lượng được dự trữ trong que diêm, pháo hoa hoá năng

Lời giải:

Đáp án C

Câu 24:

Động vật lưỡng cư không có vai trò nào dưới đây?

A. Có giá trị làm cảnh B. Có giá trị thực phẩm

C. Có giá trị dược phẩm D. Tiêu diệt sâu bọ phá hoại mùa màng

Hướng dẫn:

Động vật lưỡng cư không có vai trò làm cảnh.

Lời giải:

Đáp án A

Câu 25:

Hiện tượng nào dưới đây đi kèm theo sự biến đổi từ cơ năng thành điện năng?

A. Núm của đinamô quay, đèn bật sáng.

B. Pin mặt trời dùng để đun nước nóng.

C. Vật giảm tốc độ khi bị cản trở.

D. Vật nóng lên khi bị cọ xát.

Hướng dẫn:

Núm của đinamô quay, đèn bật sáng đi kèm theo sự biến đổi từ cơ năng thành điện năng

Lời giải:

Đáp án A

Câu 26:

Nguyên sinh vật nào sau đây sống tự do ngoài thiên nhiên?

A. Trùng sốt rét B. Trùng kiết lị

C. Trùng biến hình D. Trùng bệnh ngủ

Hướng dẫn:

Trùng biến hình sống tự do ngoài thiên nhiên; trùng sốt rét, trùng kiết lị, trùng bệnh ngủ có hình thức sống ký sinh.

Lời giải:

Đáp án C

Câu 27:

Trái Đất có hiện tượng ngày và đêm luân phiên là do

A. Mặt Trời mọc ở đằng đông, lặn ở đằng tây.

B. Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ tây sang đông.

C. Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ đông sang tây.

D. Mặt Trời chuyển động từ đông sang tây.

Hướng dẫn:

Trái Đất có hiện tượng ngày và đêm luân phiên là do Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ tây sang đông

Lời giải:

Đáp án B

Câu 28:

Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Khối lượng được đo bằng gam B. Kilogam là đơn vị đo khối lượng

C. Trái Đất hút các vật. D. Không có lực hấp dẫn trên Mặt trăng.

Hướng dẫn:

Phát biểu sai là: Không có lực hấp dẫn trên Mặt trăng. Trên Mặt Trăng cũng có lực hấp dẫn.

Lời giải:

Đáp án D

Phần 2: Tự luận (3 điểm)

Câu 1:

Quan sát hình bên và trả lời các câu hỏi sau:

a. Trong số các vị trí M, N, P, Q thì ở những vị trí nào đang là ban ngày? Ở những vị trí nào đang là ban đêm? Vì sao?

b. Người ở vị trí nào trong hai vị trí M và N sẽ thấy Mặt Trời mọc trước? Vì sao?

c. Người ở vị trí nào trong hai vị trí P và Q sẽ thấy Mặt Trời lặn trước? Vì sao?

Hướng dẫn:

Áp dụng kiến thức đã học

Lời giải:

a. Ở các vị trí P, Q đang là ban ngày vì các vị trí này đang được Mặt Trời chiếu sáng. Ở các vị trí M và N đang là ban đêm vì các vị trí này lúc đó không được Mặt Trời chiếu sáng.

b. Trong hai vị trí M và N, người đứng ở vị trí N sẽ thấy Mặt Trời mọc trước vì khi Trái Đất quay quanh trục theo chiều từ tây sang đông, ánh sáng Mặt Trời sẽ chiếu tới N trước khi chiếu tới M.

c. Trong hai vị trí P và Q, người đứng ở vị trí Q sẽ thấy Mặt Trời lặn trước vì khi Trái Đất quay quanh trục theo chiều từ tây sang đông, ánh sáng mặt trời chiếu tới Q sẽ khuất trước so với ánh sáng mặt trời chiếu tới P.

Câu 2:

Tại sao ếch thường sống ở những nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm?

Hướng dẫn:

Vận dụng kiến thức về hình thức hô hấp và tập tính của ếch để giải thích.

Lời giải:

Ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bò nước và bắt mồi về đêm vì:

  • Ếch hô hấp qua da là chủ yếu, nếu da khô cơ thể mất nước thì ếch sẽ chết.
  • Ếch bắt mồi về đêm vì thức ăn trên cạn của ếch là sâu bọ, khi đó là thời gian sâu bọ đi kiếm ăn nên ếch dễ dàng bắt được mồi.