Đáp án Đáp án Đề thi giữa kì 2 – Đề số 1 – Đề thi đề kiểm tra Khoa học tự nhiên (KHTN) 6 Chân trời sáng tạo.
Câu hỏi/Đề bài:
1. B |
2. D |
3. D |
4. A |
5. C |
6. C |
7. A |
8. D |
9. D |
10. B |
11. B |
12. C |
13. B |
14. A |
15. D |
16. A |
17. A |
18. B |
19. D |
20. D |
Câu 1:
Việc phân chia tế bào giúp cơ thể: A. Cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. B. Cơ thể lớn lên và sinh sản. C. Cơ thể phả ứng với kích thích. D. Cơ thể bài tiết CO2. |
Lời giải:
Việc phân chia trong tế bào giúp cơ thể lớn lên và sinh sản.
Chọn B.
Câu 2:
Ếch thuộc ngành: A. Ruột khoang B. Động vật có xương sống C. Động vật không xương sống D. Lưỡng cư |
Hướng dẫn:
Ếch thuộc ngành Lưỡng cư.
Lời giải:
Chọn D.
Câu 3:
Phát biểu bào sau đây không đúng? A. Khối lượng của túi đường chỉ lượng đường chứa trong túi. B. Trọng lượng của một người là độ lớn của lực hút của Trái đất tác dụng lên người đó. C. Trọng lượng của một vật tỉ lệ thuận với khối lượng của vật đó. D. Khối lượng của một vật phụ thuộc vào trọng lượng của nó. |
Hướng dẫn:
Khối lượng là số đo lượng chất của một vật, nó không phụ thuộc vào trọng lượng của vật.
Lời giải:
Chọn D.
Câu 4:
Dạng năng lượng được sinh ra do chuyển động của vật mà có gọi là: A. Động năng B. Thế năng C. Nhiệt năng D. Quang năng |
Hướng dẫn:
Mọi vật chuyển động đều có động năng như: cánh quạt đang quay, ô tô di chuyên trên đường, quả bóng lăn …
Lời giải:
Chọn A.
Câu 5:
Lượng chảy của dòng nước mưa có ảnh hưởng như thế nào đến độ màu mỡ và khả năng giữ nước của đất ở những đồi đất? A. Lượng chảy lớn có thể làm tăng thêm vi sinh vật bề mặt. B. Lượng chảy lớn có thể làm tăng thêm chất dinh dưỡng của lớp đất bề mặt. C. Lượng chảy lớn có thể làm mất đi chất dinh dưỡng của lớp đất bề mặt, lâu ngày gây sạt lở đất, xói mòn … D. Không có thay đổi gì. |
Hướng dẫn:
Lượng chảy của dòng nước mưa có thể làm mất đi chất dinh dưỡng của lớp đất bề mặt, lâu ngày gây sạt lở đất, xói mòn …
Lời giải:
Chọn C.
Câu 6:
Hỗn hợp được tạo ra từ A. nhiều nguyên tử. B. một chất. C. nhiều chất trộn lẫn vào nhau. D. nhiều chất để riêng biệt. |
Hướng dẫn:
Hỗn hợp được tạo ra khi hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau.
Lời giải:
Chọn C.
Câu 7:
Chọn cụm từ còn thiếu ở nhận định sau: “Chất tinh khiết có tính chất…”. A. vật lý và hoá học nhất định. B. vật lý nhất định, hoá học thay đổi. B. thay đổi. D. hoá học nhất định, vật lý thay đổi. |
Hướng dẫn:
Chất tinh khiết có tính chất vật lí và hóa học nhất định.
Lời giải:
Chọn A.
Câu 8:
Nguyên sinh vật di chuyển bằng: A. Roi B. Chân giả C. Tiêm mao D. Cả 3 đáp án |
Hướng dẫn:
Xem lại lí thuyết phần đa dạng nguyên sinh vật.
Lời giải:
Tùy vào cấu tạo cơ thể, nguyên sinh vật có thể di chuyển bằng roi, chân giả hoặc bào tử, tiêm mao …
Chọn D.
Câu 9:
Đặc điểm nào dưới đây không phải của giới Nấm? A. Nhân thực B. Đơn bào hoặc đa bào C. Dị dưỡng D. Có sắc tố quang hợp |
Hướng dẫn:
Nấm là những sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc đa bào, sống dị dưỡng.
Lời giải:
Chọn D.
Câu 10:
Khi dùng tay kéo dãn một lò xo, nếu lực kéo quá lớn, vượt qua giá trị giới hạn của lò xo thì khi thôi tác dụng lực: A. Lò xo luôn trở về hình dạng ban đầu B. Lò xo không thể trở về hình dạng ban đầu C. Lò xo có thể trở về hình dạng ban đầu D. Cả 3 đáp án trên đều sai. |
Hướng dẫn:
Mỗi lò xo đều có một giới hạn đàn hồi, nếu vượt quá giới hạn đó, lò xo sẽ không thể trở về hình dạng ban đầu.
Lời giải chi tiết:
Khi dùng tay kéo dã lò xo quá mức giới hạn của lò xo thì khi thôi tác dụng lực, lò xo không thể trở về hình dạng ban đầu.
Chọn B.
Câu 11:
Khi ta cầm bút để viết, lực nào giúp chiếc bút không trượt khỏi tay? A. Lực hút của Trái đất B. Lực ma sát nghỉ C. Lực ma sát trượt D. Cả 3 lực trên |
Lời giải:
Lực giúp chiếc bút không trượt khỏi tay là lực ma sát nghỉ. Lực này giúp cho bút không trượt khỏi tay khi có tác dụng của các lực khác như trọng lực.
Chọn B.
Câu 12:
Loại nấm nào được sử dụng để sản xuất penicillin? A. Nấm men B. Nấm cốc C. Nấm mốc D. Nấm sò |
Hướng dẫn:
Loại nấm được sử dụng để sản xuất penicillin là nấm mốc Penicillium.
Lời giải:
Chọn C.
Câu 13:
Trường hợp nào dưới đây cho ta biết khi chịu tác dụng của lực, vật vừa bị biến dạng vừa bị biến đổi chuyển động? A. Gió thổi cành lá đung đưa. B. Sau khi đập vào mặt vợt, quả bóng tennis bị bật ngược trở lại. C. Một vật đang rơi từ trên cao xuống. D. Khi hãm phanh xe đạp chạy chậm dần. |
Lời giải:
Sau khi đập vào mặt vợt, quả bóng tennis bật ngược trở lại cho ta biết khi chịu tác dụng của lực thì vật vừa bị biến dạng, vừa bị biến đổi chuyển động.
Chọn B.
Câu 14:
Môi trường sống của lớp cá xương mà không có lớp cá sụn là: A. nước ngọt B. Nước mặn C. Nước lợ D. Nước mặn và nước lợ |
Hướng dẫn:
Môi trường sống của lớp cá xương mà không có ở lớp cá sụn là nước ngọt.
Lời giải:
Chọn A.
Câu 15:
Virus corona có hình:
A. Hình que B. Hình xoắn C. Hình hỗn hợp D. Hình khối |
Hướng dẫn:
Xem lí thuyết phần hình dạng đặc trưng của virus.
Lời giải:
Virus corona có hình khối (gần giống hình cầu).
Chọn D.
Câu 16:
Kết luận nào sau đây sai khi nói về trọng lượng của vật? A. Trọng lượng của vật tỉ lệ với thể tích của vật. B. Trọng lượng của vật là độ lớn của trọng lực tác dụng lên vật. C. Có thể xác định trọng lượng của vật bằng lực kế. D. Trọng lượng tỉ lệ với khối lượng của vật. |
Lời giải:
Trọng lượng của vật là độ lớn lực hút tác dụng lên vật, có thể xác định trọng lượng của vật bằng lực kế.
Trong lượng P = 10m => Trọng lượng tỉ lệ với khối lượng của vật và không phụ thuộc vào thể tích của vật.
Chọn A.
Câu 17:
Loại thực vật nào dưới đây có chứa chất độc gây hại đến sức khỏe của con người? A. Cây trúc đào B. Cây tam thất C. Cây gọng vó D. Cây giảo cổ lam |
Hướng dẫn:
Nhựa cây trúc đào có chứa chất glucoside. Chất này đi vào cơ thể có thể gây ra triệu chứng như nôn, mệt lả, nhức đầu, chóng mặt … có thể gây ra tụt huyết áp, hôn mê, rối loạn nhịp tim.
Lời giải:
Chọn A.
Câu 18:
Sữa chua được lên men từ loại vi khuẩn: A. Vi khuẩn E.coli B. Vi khuẩn Lactic C. Vi khuẩn Probiotic D. Vi khuẩn Acetic |
Hướng dẫn:
Sữa chua được lên men từ loại vi khuẩn lactic.
Lời giải:
Chọn B.
Câu 19:
Hiện nay số lượng cá thể loài sóc bay đen trắng ở khu vực rừng Việt Nam đang sụt giảm rất nhanh, nguyên nhân là: A. Săn bắt, buôn bán trái phép B. Phá rừng, khai thác gỗ không theo quy định. C. Xả chất thải công nghiệp khi chưa được xử lí. D. Cả ba đáp án đều đúng. |
Hướng dẫn:
Nguyên nhân của việc số lượng cá thể loài sóc bay đen trắng bị sụt giảm nhanh là do:
+ Phá rừng, khai thác gỗ, du canh, nuôi trồng thủy sản, xây dựng đô thị làm mất đi môi trường sống của sinh vật.
+ Săn bắt, buôn bán động vật, thực vật hoang dã, quý hiếm, chất thải sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp chưa qua xử lí gây ô nhiễm môi trường.
Lời giải:
Chọn D.
Câu 20:
Trong tự nhiên, nguyên sinh vật có vai trò: A. Tảo có khả năng quang hợp có vai trò cung cấp oxygen cho các động vật dưới nước. B. Tảo và nguyên sinh vật là thức ăn cho động vật lớn hơn. C. Một số nguyên sinh vật sống cộng sinh tạo mối quan hệ cần thiết cho sự sống của các loài động vật khác. D. Cả 3 đáp án trên đều đúng. |
Hướng dẫn:
Xem lí thuyết vai trò của nguyên sinh vật.
Lời giải:
Trong tự nhiên, nguyên sinh vật có vai trò cung cấp oxygen cho các động vật dưới nước.
Tảo và nguyên sinh vật là thức ăn cho các động vật lớn hơn.
Một số nguyên sinh vật sống cộng sinh tạo nên mối quan hệ cần thiết cho sự sống của các loài động vật khác.
Chọn D.