Vận dụng kiến thức giải Đề thi học kì 2 KHTN 6 Cánh diều – Đề 6 – Đề thi học kì 2 – Đề số 6 – Đề thi đề kiểm tra KHTN 6 Cánh diều. Hành tinh nào không nằm trong hệ Mặt Trời…
Đề thi:
Phần 1. Trắc nghiệm (7 điểm)
Câu 1: Hành tinh nào không nằm trong hệ Mặt Trời
A. Thiên Vương tinh
B. Hải Vương tinh
C. Diêm Vương tinh
D. Thổ tinh
Câu 2: Hệ thông sao gồm nhiều loại sao và tinh vân dược gọi là gì?
A. Hệ Mặt Trời
B. Thiên Hà
C. Ngân Hà
D. Thái Dương hệ
Câu 3: Hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn vì sao?
A. Trái Đất quay quanh Mặt Trời
B. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất
C. Ở mỗi thời điểm, phần bề mặt Mặt Trăng hướng về Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng có diện tích khác nhau
D. Cả B và C
Câu 4: Có những ngày ta không nhìn thấy trăng vì sao?
A. Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng Mặt Trời
B. Mặt Trăng bị che khuất bởi Mặt Trời
C. Toàn bộ Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng
D. Mặt Trăng ở khoảng giữa Trái Đất và Mặt Trời
Câu 5: Hàng ngày, chúng ta vẫn nhìn thấy chuyển động nào?
A. Mặt Trời mọc ở đằng Đông lặn ở đằng Tây
B. Trái Đất quay quanh trục của nó
C. Trái Đất quay quanh Mặt Trời
D. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất
Câu 6: Vì sao Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa của Trái Đất?
A. Vì Trái Đất luôn quay quanh trục của nó
B. Vì Trái Đất có dạng hình cầu
C. Vì Trái Đất không ở vị trí trung tâm trong hệ Mặt Trời
D. Vì có Mặt Trăng quay quanh Trái Đất nên có thời điểm Mặt Trăng che lấp Trái Đất
Câu 7: Trong các dụng cụ và thiết bị điện sau đây, thiết bị nào chủ yếu biến đổi điện năng thành cơ năng?
A. Nồi cơm điện
B. Bàn là điện
C. Tivi
D. Máy bơm nước
Câu 8: Biện pháp nào sau đây là tiết kiệm năng lượng?
A. Để các thực phẩm có nhiệt độ cao vào tủ lạnh
B. Để điều hòa ở mức dưới 200C
C. Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng
D. Bật lò vi sóng trong phòng có máy lạnh
Câu 9: Trong các vật chất sau đây, vật chất nào đều có nhiệt năng?
A. Bóng đèn đang sáng, pin, thức ăn đã nấu chín
B. Lò sưởi đang hoạt động, Mặt Trời, lò xo dãn
C. gas, pin Mặt Trời, tia sét
D. Mặt Trời, tia sét, lò sưởi đang hoạt động
Câu 10: Vật liệu nào sau đây không phải là nhiên liệu?
A. Xăng
B. Dầu
C. Nước
D. Than
Câu 11: Lực ma sát xuất hiện ở vị trí nào?
A. bề mặt tiếp xúc giữa hai vật và cản trở chuyển động của vật
B. trên bề mặt vật và cản trở chuyển động của vật
C. bề mặt tiếp xúc giữa hai vật và thúc đẩy chuyển động của vật
D. trên bề mặt vật và thúc đẩy chuyển động của vật.
Câu 12: Lực ma sát nghỉ xuất hiện trong trường hợp nào?
A. Chiếc ô tô đang đứng yên ở mặt đường dốc nghiêng
B. Quả bóng lăn trên sân bóng
C. Vận động viên đang trượt trên tuyết
D. Xe đạp đang đi trên đường
Câu 13: Để đo lực người ta sử dụng dụng cụ nào?
A. Lực kế
B. Nhiệt kế
C. Tốc kế
D. Đồng hồ
Câu 14: Treo vật vào đầu một lực kế lò xo. Khi vật cân bằng, số chỉ của lực kế là 4N. Điều này cho biết ý nghĩa gì?
A. khối lượng của vật bằng 20g
B. khối lượng của vật bằng 40g
C. khối lượng của vật bằng 200g
D. khối lượng của vật bằng 400g
Vật chất di truyền của một virus là
A. ARN và ADN.
B. ARN và gai glycoprotein.
C. ADN hoặc gai glycoprotein.
D. ADN hoặc ARN.
Câu 16: Trong số các tác hai sau, tác hại nào không phải do nấm gây ra?
A. Gây bệnh nấm da ở động vật.
B. Làm hư hỏng thực phẩm, đồ dùng
C. Gây bệnh viêm gan B ở người.
D. Gây ngộ độc thực phẩm ở người.
Câu 17: Động vật ở vùng lạnh thường có hiện tượng ngủ đông, điều đó có ý nghĩa nào dưới đây?
A. Giúp cơ thể tiết kiệm năng lượng
B. Giúp cơ thể tổng hợp được nhiều nhiệt
C. Giúp lẩn tránh kẻ thù
D. Tránh mất nước cho cơ thể
Câu 18: Hoạt động nào sử dụng năng lượng hiệu quả?
A. Để máy tính ở chế độ chờ khi không sử dụng
B. Để thức ăn còn nóng vào tủ lạnh
C. Sử dụng bóng đèn dây tóc thay cho đèn led
D. Sử dụng máy giặt khi đủ lượng quần áo để giặt
Câu 19: Đà điểu không biết bay nhưng vẫn được xếp vào lớp Chim vì?
A. đẻ trứng B. hô hấp bằng phổi
C. lông vũ bao phủ cơ thể, đi bằng 2 chân D. sống trên cạn
Câu 20: Đặc điểm nào sau đây đúng khi nói về da của ếch?
A. Da phủ vảy xương B. Da có vảy sừng
C. Da trần, ẩm ướt D. Da có lông mao bao phủ
Câu 21: Sao chổi là gì?
A. vệ tinh B. hành tinh C. ngôi sao D. tiểu hành tinh
Câu 22: Nội dung nào dưới đây là đúng khi nói về nguyên Sinh vật?
A. Nguyên Sinh vật là nhóm Sinh vật đa bào, nhân thực, có kích thước hiển vi.
B. Nguyên Sinh vật là nhóm động vật đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi.
C. Hầu hết nguyên Sinh vật là cơ thể đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi. Một số có cấu tạo đa bào, kích thước lớn, có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
D. Hậu hết nguyên Sinh vật là cơ thể da bào, nhân thực, kích thước lớn, có thể nhìn thấy rất rõ bằng mắt thường.
Câu 23: Khi quạt điện hoạt động thì có sự chuyển hóa:
A. Cơ năng thành điện năng. B. Điện năng thành cơ năng. C. Điện năng thành hóa năng. D. Nhiệt năng thành điện năng.
Câu 24: Động vật nào sau đây thuộc lớp Thú?
A. Chim cánh cụt B. Dơi C. Chim đà điểu D. Cá sấu
Câu 25: Loài động vật nào dưới đây đẻ con?
A. Cá chép B. Thằn lằn C. Chim bồ câu D. Thỏ
Câu 26: Để tiến hành quan sát nguyên Sinh vật cần chuẩn bị những dụng cụ, thiết bị gì?
A. Kính hiển vi, lam kinh, lamen, ống nhỏ giọt, giấy thấm, cốc thủy tinh.
B. Kính hiển vi, lam kính, kim mũi mác, ống nhỏ giọt, giấy thấm.
C. Kính lúp, kẹp, panh, lam kính, ống nhỏ giọt, giấy thấm.
D. Kính hiển vi, lam kinh, lamen, dao mổ, ống nhỏ giọt, giấy thấm.
Câu 27: Rêu là thực vật có đặc điểm nào sau đây?
A. Có hạt B. Có hệ mạch C. Có bào tử D. Có hoa
Câu 28: Phát biểu nào dưới đây sai khi nói về nguyên nhân làm cho sinh vật nhiệt đới đa dạng và phong phú?
A. Do khí hậu ấm áp
B. Do nguồn thức ăn phong phú
C. Do môi trường sống đa dạng
D. Do sự cạnh tranh về thức ăn và nơi ở
Phần 2: Tự luận (3 điểm)
Câu 1: Một viên bi được thả tự do từ vị trí 1. Nó rơi tự do đến các vị trí 2, 3, 4, 5 và xuống mặt đất.
a. Hãy sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ thế năng của viên bi theo các vị trí?
b. Hãy so sánh động năng của viên bi ở vị trí số 1 và số 4?
Giải thích câu trả lời của em.
Câu 2: Động vật có vai trò gì trong cuộc sống hằng ngày của em?
Đáp án
Đáp án và lời giải chi tiết
Phần 1. Trắc nghiệm (7 điểm)
Câu 1:
Hành tinh nào không nằm trong hệ Mặt Trời A. Thiên Vương tinh B. Hải Vương tinh C. Diêm Vương tinh D. Thổ tinh |
Hướng dẫn:
Diêm Vương tinh không nằm trong hệ Mặt Trời từ năm 2006
Lời giải:
Đáp án C
Câu 2:
Hệ thống sao gồm nhiều loại sao và tinh vân dược gọi là gì? A. Hệ Mặt Trời B. Thiên Hà C. Ngân Hà D. Thái Dương hệ |
Hướng dẫn:
Hệ thống sao gồm nhiều loại sao và tinh vân dược gọi là Thiên Hà
Lời giải:
Đáp án B
Câu 3:
Hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn vì sao? A. Trái Đất quay quanh Mặt Trời B. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất C. Ở mỗi thời điểm, phần bề mặt Mặt Trăng hướng về Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng có diện tích khác nhau D. Cả B và C |
Hướng dẫn:
Hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn vì
– Mặt Trăng quay quanh Trái Đất
– Ở mỗi thời điểm, phần bề mặt Mặt Trăng hướng về Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng có diện tích khác nhau
Lời giải:
Đáp án D
Câu 4:
Có những ngày ta không nhìn thấy trăng vì sao? A. Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng Mặt Trời B. Mặt Trăng bị che khuất bởi Mặt Trời C. Toàn bộ Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng D. Mặt Trăng ở khoảng giữa Trái Đất và Mặt Trời |
Hướng dẫn:
Có những ngày ta không nhìn thấy trăng vì Mặt Trăng ở khoảng giữa Trái Đất và Mặt Trời
Lời giải:
Đáp án D
Câu 5:
Hàng ngày, chúng ta vẫn nhìn thấy chuyển động nào? A. Mặt Trời mọc ở đằng Đông lặn ở đằng Tây B. Trái Đất quay quanh trục của nó C. Trái Đất quay quanh Mặt Trời D. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất |
Hướng dẫn:
Hàng ngày, chúng ta vẫn nhìn thấy chuyển động Mặt Trời mọc ở đằng Đông lặn ở đằng Tây
Lời giải:
Đáp án A
Câu 6:
Vì sao Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa của Trái Đất? A. Vì Trái Đất luôn quay quanh trục của nó B. Vì Trái Đất có dạng hình cầu C. Vì Trái Đất không ở vị trí trung tâm trong hệ Mặt Trời D. Vì có Mặt Trăng quay quanh Trái Đất nên có thời điểm Mặt Trăng che lấp Trái Đất |
Hướng dẫn:
Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa của Trái Đất vì Trái Đất có dạng hình cầu
Lời giải:
Đáp án B
Câu 7:
Trong các dụng cụ và thiết bị điện sau đây, thiết bị nào chủ yếu biến đổi điện năng thành cơ năng? A. Nồi cơm điện B. Bàn là điện C. Tivi D. Máy bơm nước |
Hướng dẫn:
Máy bơm nước chủ yếu biến đổi điện năng thành cơ năng
Lời giải:
Đáp án D
Câu 8:
Biện pháp nào sau đây là tiết kiệm năng lượng? A. Để các thực phẩm có nhiệt độ cao vào tủ lạnh B. Để điều hòa ở mức dưới 200C C. Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng D. Bật lò vi sóng trong phòng có máy lạnh |
Hướng dẫn:
Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng là tiết kiệm năng lượng
Lời giải:
Đáp án C
Câu 9:
Trong các vật chất sau đây, vật chất nào đều có nhiệt năng? A. Bóng đèn đang sáng, pin, thức ăn đã nấu chín B. Lò sưởi đang hoạt động, Mặt Trời, lò xo dãn C. gas, pin Mặt Trời, tia sét D. Mặt Trời, tia sét, lò sưởi đang hoạt động |
Hướng dẫn:
Mặt Trời, tia sét, lò sưởi đang hoạt động có nhiệt năng
Lời giải:
Đáp án D
Câu 10:
Vật liệu nào sau đây không phải là nhiên liệu? A. Xăng B. Dầu C. Nước D. Than |
Hướng dẫn:
Nước không phải là nhiên liệu
Lời giải:
Đáp án C
Câu 11:
Lực ma sát xuất hiện ở vị trí nào? A. bề mặt tiếp xúc giữa hai vật và cản trở chuyển động của vật B. trên bề mặt vật và cản trở chuyển động của vật C. bề mặt tiếp xúc giữa hai vật và thúc đẩy chuyển động của vật D. trên bề mặt vật và thúc đẩy chuyển động của vật. |
Hướng dẫn:
Lực ma sát xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật và cản trở chuyển động của vật
Lời giải:
Đáp án A
Câu 12:
Lực ma sát nghỉ xuất hiện trong trường hợp nào? A. Chiếc ô tô đang đứng yên ở mặt đường dốc nghiêng B. Quả bóng lăn trên sân bóng C. Vận động viên đang trượt trên tuyết D. Xe đạp đang đi trên đường |
Hướng dẫn:
Chiếc ô tô đang đứng yên ở mặt đường dốc nghiêng xuất hiện Lực ma sát nghỉ
Lời giải:
Đáp án A
Câu 13:
Để đo lực người ta sử dụng dụng cụ nào? A. Lực kế B. Nhiệt kế C. Tốc kế D. Đồng hồ |
Hướng dẫn:
Để đo lực người ta sử dụng dụng cụ Lực kế
Lời giải:
Đáp án A
Câu 14:
Treo vật vào đầu một lực kế lò xo. Khi vật cân bằng, số chỉ của lực kế là 4N. Điều này cho biết ý nghĩa gì? A. khối lượng của vật bằng 20g B. khối lượng của vật bằng 40g C. khối lượng của vật bằng 200g D. khối lượng của vật bằng 400g |
Hướng dẫn:
Khi vật cân bằng, số chỉ của lực kế là 4N. Điều này cho biết khối lượng của vật bằng 400g
Lời giải:
Đáp án D
Câu 15:
Vật chất di truyền của một virus là A. ARN và ADN. B. ARN và gai glycoprotein. C. ADN hoặc gai glycoprotein. D. ADN hoặc ARN. |
Hướng dẫn:
Vật chất di truyền của một virus là ADN hoặc ARN.
Lời giải:
Đáp án D
Câu 16:
Trong số các tác hai sau, tác hại nào không phải do nấm gây ra? A. Gây bệnh nấm da ở động vật. B. Làm hư hỏng thực phẩm, đồ dùng C. Gây bệnh viêm gan B ở người. D. Gây ngộ độc thực phẩm ở người. |
Hướng dẫn:
Trong số các tác hai trên, tác hại không phải do nấm gây ra là gây bệnh viêm gan B ở người. Bệnh viêm gan B ở người là do virus gây ra.
Lời giải:
Đáp án C.
Câu 17:
Động vật ở vùng lạnh thường có hiện tượng ngủ đông, điều đó có ý nghĩa nào dưới đây? A. Giúp cơ thể tiết kiệm năng lượng B. Giúp cơ thể tổng hợp được nhiều nhiệt C. Giúp lẩn tránh kẻ thù D. Tránh mất nước cho cơ thể |
Hướng dẫn:
Động vật ở vùng lạnh thường có hiện tượng ngủ đông, điều đó có ý nghĩa giúp cơ thể tiết kiệm năng lượng.
Lời giải:
Đáp án A
Câu 18:
Hoạt động nào sử dụng năng lượng hiệu quả? A. Để máy tính ở chế độ chờ khi không sử dụng B. Để thức ăn còn nóng vào tủ lạnh C. Sử dụng bóng đèn dây tóc thay cho đèn led D. Sử dụng máy giặt khi đủ lượng quần áo để giặt |
Hướng dẫn:
Sử dụng máy giặt khi đủ lượng quần áo để giặt là sử dụng năng lượng hiệu quả
Lời giải:
Đáp án D
Câu 19:
Đà điểu không biết bay nhưng vẫn được xếp vào lớp Chim vì? A. đẻ trứng B. hô hấp bằng phổi C. lông vũ bao phủ cơ thể, đi bằng 2 chân D. sống trên cạn |
Hướng dẫn:
Đà điểu không biết bay nhưng vẫn được xếp vào lớp Chim vì có lông vũ bao phủ cơ thể, đi bằng 2 chân.
Lời giải:
Đáp án C
Câu 20:
Đặc điểm nào sau đây đúng khi nói về da của ếch? A. Da phủ vảy xương B. Da có vảy sừng C. Da trần, ẩm ướt D. Da có lông mao bao phủ |
Hướng dẫn:
Đặc điểm đúng khi nói về da của ếch là: Da trần, ẩm ướt
Lời giải:
Đáp án C
Câu 21:
Sao chổi là gì? A. vệ tinh B. hành tinh C. ngôi sao D. tiểu hành tinh |
Hướng dẫn:
Sao chổi là tiểu hành tinh
Lời giải:
Đáp án D
Câu 22:
Nội dung nào dưới đây là đúng khi nói về nguyên Sinh vật? A. Nguyên Sinh vật là nhóm Sinh vật đa bào, nhân thực, có kích thước hiển vi. B. Nguyên Sinh vật là nhóm động vật đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi. C. Hầu hết nguyên Sinh vật là cơ thể đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi. Một số có cấu tạo đa bào, kích thước lớn, có thể nhìn thấy bằng mắt thường. D. Hậu hết nguyên Sinh vật là cơ thể da bào, nhân thực, kích thước lớn, có thể nhìn thấy rất rõ bằng mắt thường. |
Hướng dẫn:
Nội dung đúng khi nói về nguyên Sinh vật là: hầu hết nguyên Sinh vật là cơ thể đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi. Một số có cấu tạo đa bào, kích thước lớn, có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Lời giải:
Đáp án C
Câu 23:
Khi quạt điện hoạt động thì có sự chuyển hóa: A. Cơ năng thành điện năng. B. Điện năng thành cơ năng.C. Điện năng thành hóa năng. D. Nhiệt năng thành điện năng. |
Hướng dẫn:
Khi quạt điện hoạt động thì có sự chuyển hóa điện năng thành cơ năng.
Lời giải:
Đáp án B
Câu 24:
Động vật nào sau đây thuộc lớp Thú? A. Chim cánh cụt B. Dơi C. Chim đà điểu D. Cá sấu |
Hướng dẫn:
Động vật thuộc lớp Thú là dơi.
Lời giải:
Đáp án B
Câu 25:
Loài động vật nào dưới đây đẻ con? A. Cá chép B. Thằn lằn C. Chim bồ câu D. Thỏ |
Hướng dẫn:
Loài động vật đẻ con là thỏ.
Lời giải:
Đáp án D.
Câu 26:
Để tiến hành quan sát nguyên Sinh vật cần chuẩn bị những dụng cụ, thiết bị gì? A. Kính hiển vi, lam kinh, lamen, ống nhỏ giọt, giấy thấm, cốc thủy tinh. B. Kính hiển vi, lam kính, kim mũi mác, ống nhỏ giọt, giấy thấm. C. Kính lúp, kẹp, panh, lam kính, ống nhỏ giọt, giấy thấm. D. Kính hiển vi, lam kinh, lamen, dao mổ, ống nhỏ giọt, giấy thấm. |
Hướng dẫn:
Để tiến hành quan sát nguyên Sinh vật cần chuẩn bị: Kính hiển vi, lam kinh, lamen, ống nhỏ giọt, giấy thấm, cốc thủy tinh.
Lời giải:
Đáp án A
Câu 27:
Rêu là thực vật có đặc điểm nào sau đây? A. Có hạt B. Có hệ mạch C. Có bào tử D. Có hoa |
Hướng dẫn:
Rêu là thực vật có bào tử.
Lời giải:
Đáp án C
Câu 28:
Phát biểu nào dưới đây sai khi nói về nguyên nhân làm cho sinh vật nhiệt đới đa dạng và phong phú? A. Do khí hậu ấm áp B. Do nguồn thức ăn phong phú C. Do môi trường sống đa dạng D. Do sự cạnh tranh về thức ăn và nơi ở |
Hướng dẫn:
Phát biểu sai khi nói về nguyên nhân làm cho sinh vật nhiệt đới đa dạng và phong phú là: Do sự cạnh tranh về thức ăn và nơi ở.
Sự cạnh tranh về nơi ở và thức ăn khiến số lượng sinh vật giảm đi.
Lời giải:
Đáp án D
Phần 2: Tự luận (3 điểm)
Câu 1:
Một viên bi được thả tự do từ vị trí 1. Nó rơi tự do đến các vị trí 2, 3, 4, 5 và xuống mặt đất. a. Hãy sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ thế năng của viên bi theo các vị trí? b. Hãy so sánh động năng của viên bi ở vị trí số 1 và số 4? Giải thích câu trả lời của em
|
Hướng dẫn:
Áp dụng kiến thức đã học về động năng
Lời giải:
a. Sắp xếp theo thế năng giảm dần: 1> 2> 3> 4> 5
Thế năng của vật giảm dần theo độ cao
b. Động năng của viên bi ở vị trí 4> 1
Vật chuyển động càng nhanh thì có động năng càng lớn. Khi rơi từ trên cao xuống, vật sẽ chuyển động càng nhanh khi rơi càng gần mặt đất.
Câu 2:
Động vật có vai trò gì trong cuộc sống hằng ngày của em? |
Hướng dẫn:
Dựa vào hiểu biết thực tiễn.
Lời giải:
- Động vật cung cấp nguồn thực phẩm cho em.
- Cung cấp nguyên liệu để phục vụ đời sống như cừu cho lông, ong cho mật …
- Dùng làm đồ mỹ nghệ trang sức như trai, ốc …
- Giải trí và an ninh cho con người.
- Tiêu diệt sinh vật gây hại cho con người giúp bảo vệ mùa màng như ong mắt đỏ tiêu diệt sâu hại, mèo diệt chuột …