Trả lời Đề 7 Tổng hợp 10 đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều – Đề thi đề kiểm tra Khoa học tự nhiên (KHTN) 6 Cánh diều.
Câu hỏi/Đề bài:
Câu 1: Vật nào dưới đây là vật sống?
A. Vi khuẩn B. Cành gỗ mục C. Hòn đá D. Cái bàn
Câu 2: Người ta tách cát ra khỏi hỗn hợp cát và nước bằng phương pháp nào?
A. Cô cạn B. Lọc C. Dùng nam châm D. Chiết
Câu 3: Máu trong hệ mạch của hệ tuần hoàn là cấp độ tổ chức nào dưới đây?
A. Tế bào. B. Mô C. Cơ quan D. Hệ cơ quan
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Nước biển là hỗn hợp không đồng nhất của nước và muối ăn.
B. Nước mía là hỗn hợp không đồng nhất của đường và nước.
C. Nước biển và cát là hỗn hợp đồng nhất.
D. Từ nước mía tách ra được đường tinh khiết.
Câu 5: Cho các nhận xét sau:
(1) Tế bào thực vật và tế bào động vật đều có các bào quan.
(2) Lục lạp là bào quan có ở tế bào động vật.
(3) Tế bào động vật và tế bào thực vật đều có màng tế bào, tế bào chất và nhân.
(4) Thành tế bào chỉ có ở tế bào động vật.
(5) Lục lạp mang sắc tố quang hợp, có khả năng hấp thụ ánh sáng để tổng hợp nên chất hữu cơ.
Các nhận xét đúng là:
A. (1), (3), (5). B. (1), (2), (3). C. (2), (4), (5). D. (3), (4), (5).
Câu 6: Hiện tượng cây mọc hướng về phía ánh sáng khi được chiếu sáng từ một phía là đặc điểm nào của vật sống?
A. Lớn lên B. Sinh sản C. Di chuyển D. Cảm ứng
Câu 7: Hình dưới đây mô tả một nhiệt kế dùng chất lỏng. Làm thế nào để tăng độ nhạy của nhiệt kế này?
A. Làm cho ống nhiệt hế hẹp lại.
B. Khi đo phải hiệu chỉnh cẩn thận.
C. Làm cho các vạch chia gần nhau hơn.
D. Làm cho ống nhiệt kế dài hơn.
Câu 8: Nếu muốn quan sát các loại gân lá, em nên sử dụng loại kính nào?
A. Kính hiển vi B. Kính râm C. Kính lúp D. Kính cận
Câu 9: Virus Corona gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người có hình dạng nào sau đây?
A. Hình đa diện B. Hình cầu C. Hình que D. Hình dấu phẩy
Câu 10: Trong các loài dưới đây, loài nào thuộc giới Khởi sinh?
A. Trùng giày B. Trùng kiết lị C. Trùng sốt rét D. Vi khuẩn lao
Câu 11: Nhận định nào dưới đây đúng khi nói về sinh vật đa bào?
A. Cơ thể đa bào chỉ bao gồm một tế bào.
B. Cơ thể đa bào là trùng giày, trùng roi xanh.
C. Thực vật, động vật là các sinh vật đa bào.
D. Các tế bào trong cơ thể đa bào đều có chức năng giống nhau.
Câu 12: Bệnh nào sau đây không phải bệnh do vi khuẩn gây nên?
A. Bệnh lao B. Bệnh tiêu chảy C. Bệnh vàng da D. Bệnh thủy đậu
Câu 13: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của vi khuẩn?
A. Nhiều vi khuẩn có ích được sử dụng trong nông nghiệp và công nghiệp chế biến.
B. Vi khuẩn được sử dụng trong sản xuất vaccine và thuốc kháng sinh.
C. Mọi vi khuẩn đều có lợi cho tự nhiên và đời sống con người.
D. Vi khuẩn giúp phân hủy các chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cây sử dụng.
Câu 14: Tính chất nào dưới đây là tính chất hóa học của đường?
A. Tan trong nước.
B. Có màu trắng.
C. Khả năng cháy trong oxygen tạo thành khí carbon dioxide và nước.
D. Là chất rắn ở nhiệt độ phòng.
Câu 15: Phương án nào sau đây sắp xếp đúng thứ tự các bước của quy trình quan sát tế bào trứng cá?
(1) Nhỏ một ít nước vào đĩa petri.
(2) Dùng kim mũi mác khuấy nhẹ để trứng cá tách rời nhau.
(3) Dùng thìa lấy một ít trứng cá cho vào đĩa petri.
(4) Quan sát tế bào trứng cá bằng mắt thường hoặc bằng kính lúp.
(5) Vẽ hình mà em quan sát được.
A. (2), (4), (3), (1), (5). B. (3), (1), (2), (4), (5).
C. (4), (1), (2), (3), (5). D. (3), (1), (2), (5), (4).
Câu 16: Chú thích số 1 trong hình minh họa của tế bào vi khuẩn trong hình dưới đây là gì?
A. Màng sinh chất B. Tế bào chất C. Nhân tế bào D. Vùng nhân
Câu 17: Nhận xét nào sau đây là sai?
A. Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo nên vật đó
B. Khối lượng của một vật không thay đổi theo vị trí đặt vật
C. Vì P = 10m nên khối lượng và trọng lượng của vật không thay đổi theo vị trí đặt vật
D. Biết khối lượng của một vật ta có thể suy ra trọng lượng của vật đó
Câu 18: Hỗn hợp nào sau đây là dung dịch chỉ chứa một chất tan?
A. Nước mắm B. Sữa
C. Nước chanh đường D. Nước đường
Câu 19: Sau khi lất quặng ra khỏi mỏ cần thực hiện quá trình nào sau đây để thu được kim loại từ quặng:
A. Bay hơi B. Lắng gạn C. Nấu chảy D. Chế biến
Câu 20: Lực tác dụng lên vật M trong hình vẽ có giá trị bao nhiêu?
A. 15N B. 5N C. 150N D. 1500N
Câu 21: Biện pháp góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm không khí?
A. Chặt cây, phá rừng.
B. Đổ chất thải chưa qua xử lí ra môi trường.
C. Trồng cây xanh.
D. Xây thêm nhiều khu công nghiệp.
Câu 22: Vật chất di truyền của một virus là?
A. ARN và ADN B. ARN và gai glycoprotein
C. ADN hoặc gai glycoprotein D. ADN hoặc ARN
Câu 23: Khí oxygen chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm thể tích không khí?
A.10% B. 21% C. 28% D. 78%
Câu 24: Cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào, có khả năng quang hợp là đặc điểm của sinh vật thuộc giới nào sau đây?
A. Khởi sinh B. Nguyên sinh C. Nấm D. Thực vật
Câu 25: Một quả cam khối lượng m. Khối lượng Trái đất là M. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Quả cam hút Trái đất một lực có độ lớn bằng Mg.
B. Quả cam hút Trái đất một lực có độ lớn bằng mg.
C. Trái đất hút quả cam một lực bằng Mg.
D. Trái đất hút quả cam 1 lực lớn hơn lực mà quả cam hút trái đất vì khối lượng trái đất lớn hơn.
Câu 26: Tại sao trên lốp ôtô, xe máy, xe đạp người ta phải xẻ rãnh?
A. Để tiết kiệm vật liệu
B. Để làm tăng ma sát giúp xe không bị trơn trượt
C. Để giảm diện tích tiếp xúc với mặt đất, giúp xe đi nhanh hơn
D. Để trang trí cho bánh xe đẹp hơn
Câu 27: Treo thẳng đứng một lò xo, đầu dưới gắn với một quả cân 100g thì lò xo có độ dài là 11cm; nếu thay bằng quả cân 200g thì lò xo có độ dài là 11,5cm. Hỏi nếu treo quả cân 500g thì lò xo có độ dài bao nhiêu?
A. 12cm B. 12,5cm C. 13cm D. 13,5cm
Câu 28: Tế bào động vật không có bào quan nào dưới đây?
A. Ti thể B. Thể Golgi C. Ribosome D. Lục lạp
Câu 29: Em hãy xác định vật gây ra lực trong hoạt động nâng tạ?
A. Quả tạ. B. Đôi chân. C. Bắp tay. D. Cánh tay.
Câu 30: Những biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm gồm:
A. Rau, quả, thịt, cá … phải mua tươi hoặc ướp lạnh.
B. Thực phẩm đóng hộp phải chú ý hạn sử dụng.
C. Tránh để lẫn lôn thực phẩm sống với thực phẩm cần nấu chín.
D. Tất cả các câu trên đều đúng.