Trả lời Câu hỏi 11 trang 84 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo – Bài 92. Ôn tập phép nhân – phép chia. Tham khảo: Trong biểu thức chứa các phép tính cộng, phép trừ, phép nhân.
Câu hỏi/Đề bài:
Tính giá trị của biểu thức.
a) 21 327 – 209 x 5
b) 5,25 : 3 x 4
c) $\frac{5}{7} \times \left( {\frac{1}{2} + \frac{1}{5}} \right)$
d) $\frac{2}{3}:\frac{1}{4} – \frac{1}{2}:\frac{1}{4}$
Hướng dẫn:
– Trong biểu thức chứa các phép tính cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia thì ta thực hiện nhân chia trước, cộng trừ sau.
– Thực hiện trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.
– Trong biểu thức có chứa phép nhân, phép chia thì ta thực hiện từ trái qua phải
– Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp.
Lời giải:
a) 21 327 – 209 x 5
= 21 327 – 1 045
= 20 282
b) 5,25 : 3 x 4
= 1,75 x 4
= 7
c) $\frac{5}{7} \times \left( {\frac{1}{2} + \frac{1}{5}} \right)$
= $\frac{5}{7} \times \left( {\frac{5}{{10}} + \frac{2}{{10}}} \right)$
= $\frac{5}{7} \times \frac{7}{{10}} = \frac{5}{{10}} = \frac{1}{2}$
d) $\frac{2}{3}:\frac{1}{4} – \frac{1}{2}:\frac{1}{4}$
= $\left( {\frac{2}{3} – \frac{1}{2}} \right):\frac{1}{4}$
= $\left( {\frac{4}{6} – \frac{3}{6}} \right):\frac{1}{4}$
= $\frac{1}{6} \times 4 = \frac{2}{3}$