Trả lời Câu hỏi 5 trang 71 SGK Toán 5 Cánh diều – Bài 77. Em ôn lại những gì đã học. Gợi ý: Tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật = diện tích xung quanh + diện tích đáy.
Câu hỏi/Đề bài:
a) Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích mỗi hình sau:
b) Một bể cá có dạng hình hộp chữ nhật đựng nước như hình bên. Khi đặt vào bể một hòn đá san hô thì mực nước trong bể dâng thêm 5 cm. Tính thể tích hòn đá san hô đó.
Hướng dẫn:
a) Tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật = diện tích xung quanh + diện tích đáy $ \times $2
– Diện tích đáy = chiều dài $ \times $chiều rộng
– Diện tích xung quanh = chu vi đáy $ \times $chiều cao
– Thể tích hình hộp chữ nhật : $V = a \times b \times c$
– Tính diện tích toàn phần của hình lập phương = diện tích một mặt $ \times $6
– Diện tích xung quanh của hình lập phương = diện tích một mặt $ \times $4
– Thể tích hình lập phương: $V = a \times a \times a$
b) Mực nước trong bể dâng thêm 5 cm chính là chiều cao của hòn đá san hô
Thể tích hòn đá san hô = chiều dài $ \times $ chiều rộng $ \times $ chiều cao
Lời giải:
a) Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là:
$\left( {5 + 7,5} \right) \times 2 \times 4 = 100$ (cm2)
Diện tích đáy của hình hộp chữ nhật là:
$5 \times 7,5 = 37,5$ (cm2)
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là:
$100 + 37,5 \times 2 = 175$(cm2)
Thể tích hình hộp chữ nhật đó là:
$7,5 \times 5 \times 4 = 150$ (cm3)
Diện tích một mặt của hình lập phương là:
$9 \times 9 = 81$ (dm2)
Diện tích xung quanh của hình lập phương là:
$81 \times 4 = 324$ (dm2)
Diện tích toàn phần của hình lập phương là:
$81 \times 6 = 486$ (dm2)
Thể tích hình lập phương đó là:
$9 \times 9 \times 9 = 729$ (dm3)
b) Ta có: mực nước trong bể dâng thêm 5 cm chính là chiều cao của hòn đá san hô
Đổi: 5 cm = 0,5 dm
Thể tích hòn đá san hô đó là:
$9 \times 6 \times 0,5 = 27$(dm3)