Đáp án Câu hỏi 2 trang 92 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức – Bài 17: Tìm hiểu cách viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành một sự việc – hiện tượng. Tham khảo: Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Câu hỏi/Đề bài:
Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành một sự việc, hiện tượng.
G:
– Đoạn văn nêu ý kiến tán thành một sự việc, hiện tượng thường có mấy phần? Đó là những phần nào?
– Làm thế nào để ý kiến tán thành có sức thuyết phục?
Hướng dẫn:
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải:
– Đoạn văn nêu ý kiến tán thành một sự việc, hiện tượng thường có 3 phần:
+ Mở đầu: Giới thiệu sự việc, hiện tượng và nêu ý kiến tán thành của người viết.
+ Triển khai: Trình bày lí do, dẫn chứng để chứng minh ý kiến đó là đúng.
+ Kết thúc: Khẳng định lại ý kiến tán thành hoặc nêu ý nghĩa của sự việc, hiện tượng đó đối với cuộc sống.
– Để ý kiến tán thành có sức thuyết phục, cần:
+ Đưa ra được các lí do giải thích chọn lọc, dễ hiểu và có liên quan trực tiếp đến việc đồng ý hay không đồng ý với sự việc, hiện tượng.
+ Có các dẫn chứng thuyết phục để giải thích và bảo vệ lí do mà mình đưa ra. Dẫn chứng sinh động, gần gũi dễ hiểu và cụ thể.
Ghi nhớ
Đoạn văn nêu ý kiến tán thành một sự việc, hiện tượng thường có 3 phần:
– Mở đầu: Giới thiệu sự việc, hiện tượng và nêu ý kiến tán thành của người viết.
– Triển khai: Trình bày lí do, dẫn chứng để chứng minh ý kiến đó là đúng.
– Kết thúc: Khẳng định lại ý kiến tán thành hoặc nêu ý nghĩa của sự việc, hiện tượng đó dối với cuộc sống.