Đáp án Câu hỏi 2 vận dụng trang 41 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo – Bài 8: Luyện tập quan sát – tìm ý cho bài văn tả người. Tham khảo: Em tiến hành ghi lại những thông tin chính về một cây di sản mà em đã tìm hiểu.
Câu hỏi/Đề bài:
Ghi lại những thông tin chính về một cây di sản mà em đã tìm hiểu.
Hướng dẫn:
Em tiến hành ghi lại những thông tin chính về một cây di sản mà em đã tìm hiểu.
Gợi ý :
– Cây ở đâu ?
– Cây có ý nghĩa như thế nào ?
– Đặc điểm của cây ra sao ?
Lời giải:
Tọa lạc trước đền Thiên Cổ (thôn Hương Lan, xã Trưng Vương, TP Việt Trì, Phú Thọ), cây Táu 2104 tuổi được công nhận “cây di sản Việt Nam” có từ thời An Dương Vương. Theo các cụ cao niên trong làng kể lại, ngôi đền này nằm trên đất kinh đô của nước Văn Lang xưa. Tại đền có cây Táu cổ thụ thuộc hàng lâu đời nhất Việt Nam. Theo tính toán của các nhà khoa học, cây Táu này đã hơn 2100 năm tuổi. Người dân thôn Hương Lan gọi cây táu 2104 tuổi là “cụ cây” bởi từ thời tổ tiên, cây táu đã xuất hiện và trải qua bao thăng trầm của lịch sử. Năm 2012, “cụ cây” được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) công nhận và trao danh hiệu “cây di sản”, góp phần trường tồn cùng vùng đất Tổ. Có hai cây táu, đó là cây táu hoa trắng (cây bạc) và cây táu hoa vàng (cây vàng). Cây táu bạc có chiều cao 25m, chu vi gốc cây là 6,1m, đường kính tán cây là 27m. Tương truyền khoảng hơn 300 năm trước, trong một trận cuồng phong, cây táu hoa vàng đã bị gãy. Dân làng vô cùng thương tiếc và đi nhiều nơi tìm cây thay thế nhưng không có. Một thời gian sau, từ gốc cây cũ đã mọc lên những chồi biếc, và cứ thế cây táu hoa vàng vươn mình xum xuê, nở hoa vàng rực rỡ trên lưng cây mẹ. Cây táu hoa vàng ngày nay cao 21m, chu vi gốc là 4,5m, đường kính tán cây là 30m.