Lời giải Câu hỏi 1 trang 88 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo – Bài 1: Đọan văn thể hiện tình cảm – cảm xúc về một câu chuyện. Tham khảo: Em đọc kĩ đoạn văn, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Câu hỏi/Đề bài:
Đọc đoạn văn của bạn Nguyên Minh và thực hiện yêu cầu:
Trong các truyện đã đọc về bảo vệ môi trường, tôi đặc biệt ấn tượng với truyện “Bài học ở rừng” của nhà văn Lê Trâm. Nhờ lối kể chuyện hấp dẫn, tôi lần lượt trải qua nhiều cung bậc cảm xúc, từ ngỡ ngàng với những vật nấm đến náo nức với những tiếng reo của các bạn nhỏ. Tôi cũng hồi hộp lắng nghe để cảm nhận những thanh âm của rừng: tiếng gió thổi rì rào, tiếng xào xạc của lá khô, tiếng suối róc rách và cả tiếng chim hót,… Đặc biệt, tôi như nghe thấy cả tiếng vỏ cây tách mầm rất khẽ. Nghe để thấy rừng quả là món quà tặng diệu kì từ thiên nhiên. Từ những câu hỏi về vẻ đẹp, thanh âm của rừng, tác giả đã rất khéo léo khi kết nối, cuốn sự chú ý của các bạn nhỏ vào thực trạng rừng đang bị tàn phá. Qua đó, giúp các bạn ý thức hơn về trách nhiệm bảo vệ rừng. Nội dung câu chuyện nhờ thế mà tinh tế, sâu sắc. Bài học ở rừng đã kết thúc nhưng mở ra cho tôi biết bao suy nghĩ: Chúng ta cần làm gì để trong những cánh rừng bạt ngàn, đầu đâu cũng xôn xao “tiếng vỏ cây tách mầm”?
Nguyên Minh
a. Đoạn văn viết về điều gì?
Tìm đáp án đúng:
– Thể hiện tình cảm, cảm xúc về một nhân vật.
– Thể hiện tình cảm, cảm xúc về một hình ảnh.
– Thể hiện tình cảm, cảm xúc về câu chuyện.
– Thể hiện tình cảm, cảm xúc về tác giả.
b. Bạn Nguyên Minh giới thiệu và khẳng định điều gì ở câu văn mở đầu?
c. Tìm các từ ngữ, câu văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của bạn Nguyên Minh với câu chuyện.
d. Câu cuối đoạn văn nói về điều gì?
Hướng dẫn:
Em đọc kĩ đoạn văn, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải:
a. Đoạn văn viết về:
– Thể hiện tình cảm, cảm xúc về câu chuyện.
b. Trong câu văn mở đầu, bạn Nguyên Minh giới thiệu và khẳng định ấn tượng đặc biệt của mình với truyện “Bài học ở rừng” của nhà văn Lê Trâm.
c. Các từ ngữ và câu văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của bạn Nguyên Minh với câu chuyện:
– “Tôi đặc biệt ấn tượng với truyện.”
– “Tôi lần lượt trải qua nhiều cung bậc cảm xúc.”
– “Tôi cũng hồi hộp lắng nghe để cảm nhận.”
– “Nghe để thấy rừng quả là món quà tặng diệu kì từ thiên nhiên.”
– “Từ những câu hỏi về vẻ đẹp, thanh âm của rừng, tác giả đã rất khéo léo khi kết nối, cuốn sự chú ý của các bạn nhỏ vào thực trạng rừng đang bị tàn phá.”
– “Nội dung câu chuyện nhờ thế mà tinh tế, sâu sắc.”
– “Bài học ở rừng đã kết thúc nhưng mở ra cho tôi biết bao suy nghĩ.”
d. Câu cuối đoạn văn nói về sự suy nghĩ và cảm nhận của bạn Nguyên Minh về bài học từ câu chuyện “Bài học ở rừng”.
Ghi nhớ
Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của bản thân về một câu chuyện thường có:
– Câu mở đầu: Giới thiệu và nêu ấn tượng đặc biệt về câu chuyện.
– Các câu tiếp theo: Nếu tình cảm, cảm xúc đối với câu chuyện (nội dung, lời kể,…).
– Câu kết thúc: Nêu suy nghĩ hoặc mong muốn sau khi đọc câu chuyện.