Trang chủ Lớp 5 Lịch sử và Địa lí lớp 5 SGK Lịch sử và Địa lí lớp 5 - Kết nối tri thức Khám phá 4 Bài 18 Lịch sử và Địa lí lớp 5:...

Khám phá 4 Bài 18 Lịch sử và Địa lí lớp 5: Đọc thông tin và quan sát các hình từ 4 đến 6 em hãy

Đáp án Khám phá 4 Bài 18: Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa – SGK Lịch sử và Địa lí lớp 5 Kết nối tri thức. Gợi ý: Đọc kĩ phần 4. Một số công trình tiêu biểu của Trung Quốc (SGK trang 79).

Câu hỏi/Đề bài:

Đọc thông tin và quan sát các hình từ 4 đến 6 em hãy:

– Kể tên một số công trình tiêu biểu ở Trung Quốc và mô tả một công trình mà em ấn tượng nhất.

– Kể lại một câu chuyện liên quan đến Vạn Lý Trường Thành hoặc Cổ cung Bắc Kinh.

Hướng dẫn:

– Đọc kĩ phần 4. Một số công trình tiêu biểu của Trung Quốc (SGK trang 79)

– Chỉ ra và miêu tả được một số công trình tiêu biểu

Lời giải:

– Một số công trình tiêu biểu ở Trung Quốc là: Vạn Lý Trường Thành; Tử Cấm Thành; Lăng mộ Tần Thủy Hoàng; Phượng hoàng cổ trấn; …

– Em ấn tượng nhất với công trình Phượng Hoàng cổ trấn. Đó là thị trấn cổ với kiến trúc Điêu Cước lâu độc đáo của các dân tộc lâu đời sống bên sông Trường Giang. Ở đây cảnh rất đẹp, rất yên bình, có núi, có sông, có sự cổ kính và bình yên…

– Cách Bắc Kinh 60 km về phía bắc, một đoạn Trường Thành được đặt tên là Huang Hua Cheng (tạm dịch “Hoàng Hoa Đài”, tức pháo đài hoa vàng) do vào mùa hè, toàn bộ khu vực phủ kín bởi hoa màu vàng. Hoàng Hoa Đài bắt đầu được xây dựng vào năm 1575 vào thời nhà Minh và do tướng Cai Kai phụ trách. Trương truyền, họ mất nhiều năm để hoàn tất đoạn Trường Thành này. Khi tướng Cai Kai về kinh thành báo cáo với hoàng đế, một số vị đại thần ghen ăn tức ở đã tâu với hoàng đế rằng tướng Cai Kai tiêu tốn quá nhiều tiền và chất lượng của đoạn thành rất tệ. Hoàng đế tức giận tới mức ra lệnh xử tử tướng Cai ngay lập tức.

Một thời gian sau, hoàng đế cử một người tin cẩn tới kiểm tra đoạn thành tướng Cai đã xây. Người đó trở về báo rằng đoạn Hoàng Hoa Đài rất vững chắc và được xây dựng công phu. Hối hận vì đã quá nóng vội gây ra cái chết của tướng Cai, hoàng đế cử người xây dựng lăng mộ và tượng đài để tưởng nhớ vị tướng trung thành. Hoàng đế cũng viết hai chữ “Jin Tang” (tạm dịch “Kim Đường” – nghĩa là vững chắc và bền bỉ) và lệnh cho người khắc lên một tảng đá lớn phía dưới chân thành. Do đó đoạn thành này còn được gọi là Kim Thành.