Trả lời Câu hỏi hoạt động trang 49, 50 SGK Hoạt động trải nghiệm (HĐTN) lớp 5 Cánh diều – Tuần 16. Hướng dẫn: HS dựa vào gợi ý, tham khảo thông tin sách báo.
Câu hỏi/Đề bài:
1. Tìm hiểu lễ hội truyền thống ở địa phương
– Kể tên những lễ hội truyền thống ở các địa phương mà em biết
– Chia sẻ về một lễ hội truyền thống ở địa phương em theo gợi ý
2. Chia sẻ những lưu ý khi tham gia lễ hội truyền thống
– Chia sẻ những quy định khi tham gia lễ hội truyền thống
– Thảo luận về những điều cần lưu ý khi tham gia lễ hội truyền thống
– Trình bày và trao đổi về kết quả thảo luận của nhóm em
Hướng dẫn:
HS dựa vào gợi ý, tham khảo thông tin sách báo, internet và liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập trên
1. Tìm hiểu lễ hội truyền thống ở địa phương
– Kể tên những lễ hội truyền thống ở các địa phương mà em biết: Lễ hội Ném còn vùng Tây Bắc; Lễ hội Cầu ngư Đà Nẵng; Lễ hội núi Bà Đen Tây Ninh
– Chia sẻ về một lễ hội truyền thống ở địa phương em theo gợi ý
+ Tên lễ hội truyền thống
+ Thời gian, địa điểm tổ chức
+ Nguồn gốc lễ hội
+ Những hoạt động chính trong lễ hội
+ Ý nghĩa của lễ hội với người dân địa phương
2. Lưu ý khi tham gia lễ hội truyền thống
– Tuân thủ những quy định của Ban tổ chức lễ hội
– Không chen lấn, xô đẩy, gây mất trật tự
– Mặc trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mĩ tục
– Ứng xử có văn hóa
– Giữ gìn vệ sinh môi trường
Lời giải:
1. Tìm hiểu lễ hội truyền thống ở địa phương
– Kể tên những lễ hội truyền thống ở các địa phương mà em biết:
+ Lễ hội Ném còn vùng Tây Bắc
+ Lễ hội Cầu ngư Đà Nẵng
+ Lễ hội núi Bà Đen Tây Ninh
+ Lễ hội Đền Hùng Phú Thọ
+ Lễ hội Lồng Tồng người Tày..
– Chia sẻ về một lễ hội truyền thống ở địa phương em
Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên
+ Tên lễ hội truyền thống: Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên
+ Thời gian, địa điểm tổ chức: Tổ chức luân phiên (tháng 3 đến cuối tháng 12) hàng năm tại các tỉnh có văn hóa cồng chiêng (Đắc Lắc điểm quan trọng)
+ Những hoạt động chính trong lễ hội:
Lễ hội thường gồm 2 phần: phần lễ và phần hội.
* Nhiều lễ hội dân gian của đồng bào Tây Nguyên được phục dựng như: lễ Ăn cơm mới, lễ Sạ lúa, lễ Cầu an….
* Tổ chức các cuộc thi: tạc tượng gỗ, diễn xướng sử thi, hát dân ca, đua voi…
đánh cồng chiêng, nhảy múa, ăn uống, trao đổi kinh nghiệm và chúc nhau sức khỏe, vụ mùa mới bội thu.
+ Ý nghĩa của lễ hội với người dân địa phương
* Thanh âm của cồng chiêng cũng được coi là sợi dây kết nối với thần linh, để gửi gắm những cầu nguyện, những mong mỏi của con người đến với thế giới tâm linh.
* Tạ ơn thần linh, tổ tiên đã ban cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt
2. Lưu ý khi tham gia lễ hội truyền thống
– Tuân thủ những quy định của Ban tổ chức lễ hội
– Không chen lấn, xô đẩy, gây mất trật tự
– Mặc trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục
– Ứng xử có văn hóa
– Giữ gìn vệ sinh môi trường