Đáp án Câu 2 Ôn tập cuối năm học – Tiết 5 (trang 124) – Tiếng Việt 4 Cánh diều. Gợi ý: HS bổ sung trạng ngữ vào chỗ thích hợp trong một đoạn văn.
Câu hỏi/Đề bài:
Bổ sung trạng ngữ vào chỗ thích hợp trong một đoạn văn dưới đây để giải thích:
a, Vì sao chuột thường gặm các vật cứng?
Không giống với răng người và răng nhiều loài vật khác, răng của loài chuột mỗi ngày mọc một dài ra, cho đến khi chuột chết mới thôi. Nếu răng cứ mọc dài mãi như vậy, dĩ nhiên là rất vướng víu. Chuột phải gặm các vật cứng.
(Trạng ngữ: để khỏi vướng víu, để mài cho răng mòn đi)
b, Vì sao lợn thường lấy mõm dũi đất lên?
Các giống lợn nuôi hiện nay đều có nguồn gốc từ lợn rừng. Mõm lợn rừng rất dài. Xương mũi của chúng rất cứng. Chúng thường dùng cái mũi và cái mồm đặc biệt đó dũi đất. Thói quen dũi đất của lợn nhà bắt nguồn từ cách tìm kiếm thức ăn của lợn rừng.
(Trạng ngữ: để tìm kiếm thức ăn, để mài cho xương mòn đi)
Hướng dẫn:
HS bổ sung trạng ngữ vào chỗ thích hợp trong một đoạn văn
Lời giải:
a, Vì sao chuột thường gặm các vật cứng?
Không giống với răng người và răng nhiều loài vật khác, răng của loài chuột mỗi ngày mọc một dài ra, cho đến khi chuột chết mới thôi. Nếu răng cứ mọc dài mãi như vậy, dĩ nhiên là rất vướng víu. Để khỏi vướng víu, Chuột phải gặm các vật cứng.
b, Vì sao lợn thường lấy mõm dũi đất lên?
Các giống lợn nuôi hiện nay đều có nguồn gốc từ lợn rừng. Mõm lợn rừng rất dài. Xương mũi của chúng rất cứng. Để tìm kiếm thức ăn,Chúng thường dùng cái mũi và cái mồm đặc biệt đó dũi đất. Thói quen dũi đất của lợn nhà bắt nguồn từ cách tìm kiếm thức ăn của lợn rừng.