Hướng dẫn giải Câu hỏi mục vận dụng 1 trang 22 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4 – Chân trời sáng tạo – Bài 5. Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu hỏi/Đề bài:
Tìm hiểu và giới thiệu về một dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Lời giải:
(*) Tham khảo: Giới thiệu về dân tộc Mông
– Đồng bào Mông có tên tự gọi là: Mông, Na Miẻo.
– Dân tộc Mông còn có tên gọi khác là: Mẹo, Mèo, Miêu Hạ, Mán Trắng.
– Ở Việt Nam có 5 nhóm/ngành Mông gồm: Mông Hoa (Mông Lềnh), Mông Trắng (Mông Đơư), Mông Đen (Mông Đu), Mông Đỏ (Mông Si) và Mông Xanh (Mông Sua). Tuy phân biệt thành 5 ngành Mông khác nhau, nhưng giữa các ngành cơ bản giống nhau về văn hóa, phong tục, tập quán.
– Đồng bào dân tộc Mông cư trú chủ yếu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
– Một số nét văn hóa độc đáo của dân tộc Mông:
+ Trang phục của người Mông rất sặc sỡ, đa dạng.
+ Người Mông cư trú chủ yếu trong các ngôi nhà sàn được dựng từ: gỗ, tre, nứa,…
+ Thắng cố là một trong những món ăn đặc sản của đồng bào dân tộc Mông.