Giải chi tiết (?) Câu hỏi mục 1 Hoạt động Bài 6. Gió – bão và phòng chống bão (trang 25, 26, 27, 28) – SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức. Hướng dẫn: Thực hiện, quan sát thí nghiệm để trả lời.
Câu hỏi/Đề bài:
Chuẩn bị: 1 lọ thủy tinh không đáy, 1 cốc nến, 1 đế xốp, 1 đế xốp bị cắt một phần, que cắm, chong chóng, diêm.
Tiến hành:
– Đặt cốc nến lên đế và thắp nến. Úp lọ thủy tinh lên đế, vài giây sau nến tắt (Hình 2a).
– Thực hiện như trên nhưng thay bằng đế đã bị cắt một phần, vài giây sau nến vẫn cháy (Hình 2b).
– Cắm que vào đế và đặt chong chóng lên đầu que như hình 2c, chong chóng quay.
Quan sát thí nghiệm và trả lời các câu hỏi sau:
– Không khí bên trong và bên ngoài lọ, ở đâu nóng hơn?
– Nến ở hình 2a tắt, trong khi nến ở hình 2b vẫn cháy. Vậy không khí đã vào lọ ở hình 2b theo cách nào để duy trì sự cháy?
– Vì sao chong chóng ở hình 2c quay? Nguyên nhân làm không khí chuyển động và gió được hình thành như thế nào?
Hướng dẫn:
Thực hiện, quan sát thí nghiệm để trả lời
Lời giải:
– Không khí bên trong lọ nóng hơn không khí bên ngoài lọ.
– Không khí đã vào lọ ở hình 2b từ phần đế xốp bị cắt.
– Chong chóng ở hình 2c quay vì có không khí chuyển động tạo thành gió. Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng và gây ra gió.
Quan sát hình 3 và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4.