Giải Đáp án Đề ôn tập hè lớp 3 lên lớp 4 môn Toán Cánh diều – Đề số 3 – Ôn tập hè Toán lớp 3 Cánh diều.
Câu hỏi/Đề bài:
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Số 76 824 được đọc là:
A. Bảy mươi sáu nghìn tám trăm hai mươi tư
B. Bảy nghìn hai trăm ba mươi tám
C. Bảy sáu nghìn tám trăm hai tư
D. Bảy nghìn sáu trăm ba mươi tám
Hướng dẫn:
Đọc số lần lượt từ hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị
Lời giải
Số 76 824 được đọc là: Bảy mươi sáu nghìn tám trăm hai mươi tư
Chọn A
Câu 2. Giá trị của biểu thức 2 342 + 403 x 6 là:
A. 4 660
B. 4 760
C. 4 860
D. 4 960
Hướng dẫn:
Với biểu thức có chứa phép tính cộng, trừ ,nhân, chia, ta thực hiện phép tính nhân, chia trước; thực hiện phép tính cộng, trừ sau.
Lời giải
2 342 + 403 x 6 = 2 342 + 2 418
= 4 760
Chọn B
Câu 3. Tìm x biết x : 4 = 1 232
A. 4 828
B. 308
C. 4 928
D. 1 228
Hướng dẫn:
Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia
Lời giải
x : 4 = 1 232
x = 1 232 x 4
x = 4 928
Chọn C
Câu 4. Một hình chữ nhật có chiều dài 32cm, chiều rộng 9cm. Diện tích hình chữ nhật đó là:
A. 36cm2
B. 45cm2
C. 96cm2
D. 288cm2
Hướng dẫn:
Diện tích hình chữ nhật = chiều dài x chiều rộng
Lời giải
Diện tích hình chữ nhật đó là 32 x 9 = 288 (cm2)
Chọn D
Câu 5. Khung cửa hình vuông có cạnh 15dm. Vậy chu vi khung cửa hình vuông đó là:
A. 60dm
B. 50dm
C. 40dm
D. 30dm
Hướng dẫn:
Chu vi hình vuông = Độ dài cạnh x 4
Lời giải
Chu vi khung cửa hình vuông đó là 15 x 4 = 60 (dm)
Chọn A
Câu 6. Ngày 25 tháng 8 là ngày thứ Bảy. Ngày 2 tháng 9 cùng năm đó là ngày thứ:
A. Thứ sáu
B. Thứ bảy
C. Chủ nhật
D. Thứ hai
Hướng dẫn:
Xác định số ngày của tháng 7, từ đó tính nhẩm và trả lời câu hỏi của bài toán
Lời giải
Ta có: Tháng 7 có 31 ngày.
Ngày 25 tháng 8 là ngày thứ Bảy. Ngày 2 tháng 9 cùng năm đó là ngày Chủ nhật.
Chọn C
II. TỰ LUẬN
Câu 1. Điền vào chỗ chấm.
a) 82 590 = …………. + ………… + 500 + ………
b) Số liền trước của số 65 100 là ………..
c) Đồng hồ bên chỉ ……… giờ ……….. phút
d) Làm tròn số 26 739 đến hàng chục nghìn ta được ……….
Hướng dẫn:
a) Xác định giá trị của mỗi chữ số rồi viết số đã cho thành tổng
b) Số liền trước của một số thì bé hơn số đó 1 đơn vị
d) Khi làm tròn số đến hàng chục nghìn, ta so sánh chữ số hàng nghìn với 5, nếu chữ số hàng nghìn bé hơn 5 thì làm tròn xuống, còn lại thì làm tròn lên.
Lời giải
a) 82 590 = 80 000 + 2 000 + 500 + 90
b) Số liền trước của số 65 100 là 65 099
c) Đồng hồ bên chỉ 1 giờ 9 phút
d) Làm tròn số 26 739 đến hàng chục nghìn ta được 27 000
Câu 2. Đặt tính rồi tính
21 243 + 21 466
35 876 – 1 328
21 023 x 4
56 864 : 8
Hướng dẫn:
– Đặt tính
– Cộng, trừ hoặc nhân lần lượt từ phải sang trái
– Chia lần lượt từ trái sang phải
Lời giải:
Câu 3. Tính giá trị của biểu thức:
a) 90 090 – 1 245 : 5
b) 32 354 + 81 720 : 9
Hướng dẫn:
Với biểu thức có chứa phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiện phép tính nhân, chia trước; thực hiện phép tính cộng, trừ sau.
Lời giải
a) 90 090 – 1 245 : 5 = 90 090 – 249
= 89 841
b) 32 354 + 81 720 : 9 = 32 354 + 9 080
= 41 434
Câu 4. Với 100 000 đồng, em hãy lựa chọn những đồ vật dưới đây để có thể mua được nhiều loại nhất. Tính tổng giá tiền các đồ vật đó.
Hướng dẫn:
Em tính nhẩm rồi lựa chọn các đồ vật có thể mua nhiều loại nhất với 100 000 đồng.
Lời giải
Em có thể chọn mua 1 ô tô đồ chơi, 1 khối rubik và 1 hộp sáp màu. Tổng số tiền mua ba loại đồ vật đó là:
38 000 + 21 000 + 24 000 = 83 000 (đồng)
Câu 5. Mai có 50 000 đồng. Mai mua một quyển truyện có giá 18 000 đồng và mua hai quyển vở, mỗi quyển vở giá 11 500 đồng. Hỏi:
a) Mai đã mua hết bao nhiêu tiền?
b) Mai còn lại bao nhiêu tiền?
Hướng dẫn:
a) Tìm số tiền để mua 2 quyển vở = Giá tiền của mỗi quyển vở x 2
Tìm số tiền Mai đã mua = Giá tiền của 1 quyển truyện + giá tiền mua 2 quyển vở
b) Tìm số tiền còn lại = số tiền Mai có – số tiền đã mua
Lời giải
a) Giá tiền của 2 quyển vở là:
11 500 x 2 = 23 000 (đồng)
Mai đã mua hết số tiền là:
18 000 + 23 000 = 41 000 (đồng)
b) Mai còn lại số tiền là:
50 000 – 41 000 = 9 000 (đồng)
Đáp số: a) 41 000 đồng
b) 9 000 đồng