Đáp án Câu 4 Bài 21. Luyện tập chung – SGK Toán lớp 2 Kết nối tri thức. Hướng dẫn: Quan sát tranh để tìm số xăng-ti-mét mực nước ở bể B cao hơn mực nước ở bể A.
Câu hỏi/Đề bài:
Ba bể cá A, B, C có mực nước khác nhau như hình vẽ dưới đây:
a) Mực nước ở bể B cao hơn mực nước ở bể A bao nhiêu xăng-ti-mét?
b) Mực nước ở bể C cao hơn mực nước ở bể A bao nhiêu xăng-ti-mét?
c) Sau khi bạn Nam bỏ thêm một số hòn đá cảnh vào bể B thì mực nước bể B tăng thêm 5 cm. Hỏi lúc này mực nước ở bể B cao hơn mực nước ở bể A bao nhiêu xăng-ti-mét?
Hướng dẫn:
a) Quan sát tranh để tìm số xăng-ti-mét mực nước ở bể B cao hơn mực nước ở bể A.
b) – Quan sát tranh để tìm số xăng-ti-mét mực nước ở bể C cao hơn mực nước ở bể B.
– Để tìm số xăng-ti-mét mực nước ở bể C cao hơn mực nước ở bể A ta lấy số xăng-ti-mét mực nước ở bể B cao hơn mực nước ở bể A cộng với số xăng-ti-mét mực nước ở bể C cao hơn mực nước ở bể B.
c) Để tìm số xăng-ti-mét mực nước ở bể B cao hơn mực nước ở bể A sau khi Nam bỏ thêm một số hòn đá cảnh vào bể B ta lấy số xăng-ti-mét mực nước ở bể B cao hơn mực nước ở bể A khi chưa bỏ thêm một số hòn đá cảnh vào bể B cộng với 5 cm.
Lời giải:
a) Mực nước ở bể B cao hơn mực nước ở bể A là 6 cm.
b) Mực nước ở bể C cao hơn mực nước ở bể B là 15 cm.
Mực nước ở bể C cao hơn mực nước ở bể A số xăng-ti-mét là:
6 + 15 = 21 (cm)
Vậy mực nước ở bể C cao hơn mực nước ở bể A là 21 cm.
c) Sau khi bạn Nam bỏ thêm một số hòn đá cảnh vào bể B thì mực nước ở bể B cao hơn mực nước ở bể A số xăng-ti-mét là:
6 + 5 = 11 (cm)
Vậy lúc này mực nước ở bể B cao hơn mực nước ở bể A là 11 cm.