Trả lời Phần I Đọc: Ươm mầm – Tiếng Việt 2 Cánh Diều. Tham khảo: Em đọc kĩ đoạn văn thứ 2.
Câu hỏi/Đề bài:
Bài đọc:
Ươm mầm
1. Rô-linh là nhà văn nổi tiếng thế giới. Trẻ em khắp nơi đều biết nhân vật Ha-ri Pót-tơ của bà.
2. Tài năng của Rô-linh đã ươm mầm từ những câu chuyện mà bà và cô em gái tên là Di tự nghĩ ra và kể cho nhau nghe suốt thời thơ ấu.
Di rất thích nghe chị kể chuyện và thường nài nỉ chị kể đi kể lại. Một trong những câu chuyện hai chị em yêu thích là chuyện Di bị ngã xuống hạng thỏ và được gia đình thỏ cho ăn dâu tây.
3. Để nhớ và kể lại cho em, cô chị bắt đầu ghi lại những câu chuyện của mình. Câu chuyện đầu tiên cô viết lên giấy là chuyện về một chú thỏ bị lên sởi. Chú thỏ ốm được bạn bè đến thăm, trong đó có một con ong khổng lồ tên là Cô Ong.
4. Trong suốt những năm học phổ thông, Rô-linh luôn được đánh giá là một trong những học sinh tài năng nhất. Cô thường được giao phụ trách việc tổ chức các buổi sinh hoạt toàn trường.
Theo sách Thời thơ ấu của các đại văn hào
(Nguyên Hương dịch)
Ha-ri Pót-tơi: tên nhân vật chính trong bộ truyện cùng tên của nhà văn Rô-linh.
Nài nỉ: đề nghị thiết tha, dai dẳng khiến người khác khó lòng từ chối.
Phần II
Câu 1: Tài năng của Rô-linh được ươm mầm từ đâu? Chọn ý đúng:
a) Từ những câu chuyện Rô-linh được nghe bà kể.
b) Từ những câu chuyện Rô-linh và em gái tự nghĩ ra.
c) Từ những bộ phim Rô-linh và em gái được xem.
Hướng dẫn:
Em đọc kĩ đoạn văn thứ 2.
Lời giải:
Tài năng của Rô-linh được ươm mầm từ những câu chuyện Rô-linh và em gái tự nghĩ ra.
Chọn đáp án: b
Câu 2
Câu 2: Rô-linh đã làm gì để nhớ và kể lại chuyện cho em gái nghe?
Hướng dẫn:
Em đọc kĩ đoạn thứ 3.
Lời giải:
Để nhớ và kể lại chuyện cho em gái nghe, Rô-linh đã ghi lại những câu chuyện của mình.
Câu 3
Câu 3: Ở trường phổ thông, Rô-linh là một học sinh như thế nào?
Hướng dẫn:
Em đọc đoạn văn thứ 4.
Lời giải:
Ở trường phổ thông, Rô-linh luôn được đánh giá là một trong những học sinh tài năng nhất. Rô-linh thường được giao phụ trách việc tổ chức các buổi sinh hoạt toàn trường.
Phần III
Chọn ý em thích:
Câu 1: Nếu em là cô bé Di, em sẽ nói thế nào để khen chị kể chuyện hay?
a) Chị kể chuyện hay quá!
b) Sao chị kể chuyện hay thế
c) Chuyện chị kể thú vị quá!
Hướng dẫn:
Em trả lời theo ý thích của mình.
Lời giải:
Nếu em là cô bé Di, để khen chị kể chuyện hay em sẽ nói: Chị kể chuyện hay quá!
Chọn đáp án: a
Câu 2
Câu 2: Nếu là người chị, em sẽ đáp lại lời khen thế nào?
a) Cảm ơn em.
b) Có gì đâu!
c) Chuyện em kể cũng hay mà.
Hướng dẫn:
Em chọn ý em thích.
Lời giải:
Nếu là người chị, em sẽ đáp lại lời khen rằng: Cảm ơn em.
Chọn đáp án: a
Câu 3
Câu 3: Em cần thêm dấu phẩy vào chỗ nào trong câu sau?
Bộ truyện Ha-ri Pót-tơ của nhà văn Rô-linh được dịch ra nhiều thứ tiếng được dựng thành phim được trẻ em khắp nơi yêu thích.
Hướng dẫn:
Em đọc kĩ để điền dấu phẩy để ngăn cách các cụm từ cùng chức năng.
Lời giải:
Bộ truyện Ha-ri Pót-tơ của nhà văn Rô-linh được dịch ra nhiều thứ tiếng, được dựng thành phim, được trẻ em khắp nơi yêu thích.