Trang chủ Lớp 12 Văn lớp 12 Soạn văn 12 Kết nối tri thức Câu hỏi 2 Trong khi đọc trang 43 Văn 12 Kết nối...

Câu hỏi 2 Trong khi đọc trang 43 Văn 12 Kết nối tri thức: Chú ý: Các hình ảnh thể hiện hoàn thành, khát vọng

Soạn Câu hỏi 2 Trong khi đọc trang 43 SGK Văn 12 Kết nối tri thức – Cảm hoài (Trích Nỗi lòng – Đặng Dung). Hướng dẫn: Đọc kĩ bài thơ tìm ra các hình ảnh thể hiện hoàn cảnh, khát vọng.

Câu hỏi/Đề bài:

Chú ý:

– Các hình ảnh thể hiện hoàn thành, khát vọng, tâm trạng của nhân vật trữ tình

– Biện pháp tu từ đối ở hai liên thơ giữa

Hướng dẫn:

Đọc kĩ bài thơ tìm ra các hình ảnh thể hiện hoàn cảnh, khát vọng, tâm trạng của nhân vật trữ tình; vận dụng tri thức Ngữ văn tìm ra biện pháp tu từ được sử dụng ở hai liên thơ giữa.

Lời giải:

Cách 1

*Các hình ảnh thể hiện hoàn cảnh, khát vọng, tâm trạng của nhân vật trữ tình:

Hoàn cảnh:

– “Trí chủ hữu hoài phù địa trục”: Hình ảnh ẩn dụ “chí”, “địa trục” thể hiện chí lớn muốn xoay chuyển càn khôn, giúp đời của nhân vật trữ tình.

– “Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà”: Hình ảnh “tẩy binh”, “thiên hà” thể hiện khát vọng được cống hiến, lập công danh nhưng không có cơ hội.

Khát vọng:

– “Trí chủ hữu hoài phù địa trục”: Khát vọng xoay chuyển càn khôn, giúp đời.

– “Mài gươm đêm trằn bóng nguyệt”: Khát vọng được cống hiến, được ra sức phò tá vua, giúp nước.

Tâm trạng:

– “Trí chủ hữu hoài phù địa trục”: Nỗi buồn, uất ức vì chí lớn không được.

– “Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà”: Nỗi thất vọng, chán nản vì không có cơ hội cống hiến.

– “Mài gươm đêm trằn bóng nguyệt”: Nỗi niềm trăn trở, lo âu cho vận mệnh đất nước.

– “Đường mây lơ lửng trời xanh ngắt”: Nỗi cô đơn, lạc lõng giữa dòng đời.

Ngoài ra:

– Hình ảnh “gươm”, “trăng”, “bóng nguyệt” thể hiện tâm hồn và khí phách của người anh hùng: hào hùng, tráng kiện, nhưng cũng đầy bi tráng.

– Giọng thơ bi tráng, thể hiện tâm trạng uất ức, ngậm ngùi của nhân vật trữ tình.

*Biện pháp tu từ được sử dụng ở hai liên thơ giữa:

Liên thơ thứ hai (câu 3-4):

– Ẩn dụ:

+”Trí chủ hữu hoài phù địa trục”: Ẩn dụ chí lớn muốn xoay chuyển càn khôn, giúp đời.

+”Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà”: Ẩn dụ khát vọng được cống hiến, lập công danh nhưng không có cơ hội.

– Đối:

+”Trí chủ” đối với “tẩy binh”

+”Phù địa trục” đối với “vãn thiên hà”

-Điển tích:

+”Tẩy binh”: “Tẩy binh mã” của Đỗ Phủ.

Liên thơ thứ ba (câu 5-6):

-So sánh:

+”Mài gươm đêm trằn bóng nguyệt”: So sánh hình ảnh “bóng nguyệt” với “gươm” để thể hiện sự trăn trở, lo âu của nhân vật trữ tình.

-Ẩn dụ:

+”Gươm”: Ẩn dụ cho khí phách anh hùng, cho khát vọng được cống hiến.

+”Bóng nguyệt”: Ẩn dụ cho sự cô đơn, lạc lõng.

-Điển tích:

+”Mài gươm”:”Tráng sĩ ca” của Hàn Dũ.

Cách 2:

– Hình ảnh thể hiện hoàn cảnh, khát vọng, tâm trạng: thế sự ngổn ngang, đất trời bất tận, anh hùng hận xót xa, Quốc thù chưa trả,…

– Biện pháp tu từ đối ở hai liên thơ giữa: thời thế đối với lỡ vận; đồ điếu đối với anh hùng.

Cách 3:

CÁC HÌNH ẢNH THỂ HIỆN HOÀN CẢNH, KHÁT VỌNG, TÂM TRẠNG CỦA NHÂN VẬT TRỮ TÌNH

+ “Thế sự du du”: việc đời dằng dặc, rối bời => công cuộc chống quân Minh , giành lại non sông xã tắc – một công việc vô cùng lớn lao, khó khăn vì nước đã mất, quân thù đang mạnh, ta thì lực ít, quân mỏng.

+ “Vô cùng thiên địa nhập hàm ca”: tác giả giải tỏa nỗi buồn bằng ca hát và say sưa trong chén rượu tiếng đàn

=> Thông qua các hình ảnh có thể thấy việc đời còn rối bời, ờ mịt mà tuổi tác của nhà thơ đã cao. Từ đó, tạo nên một bi kịch: lực bất tòng tâm. Tình cảnh ấy khiến người anh hùng trở nên cô đơn, cô độc, mang theo giọng điệu buồn bã trước không gian bao la, hỗn loạn của thời thế.

BIỆN PHÁP TU TỪ ĐỐI Ở HAI LIÊN THƠ GIỮA

– Đối từ loại:

+ Danh từ: thời lai >< vận khứ

+ Danh từ: đồ điếu >< anh hùng

+ Cụm danh từ: thành công dị >< ẩm hận đa

+ Danh từ: hữu >< vô

+ Danh từ: thiên >< địa

– Đối thanh:

+ lai >< khứ (B – T)

+ điếu >< hùng (T – B)

+ công >< hận (T – B)

+ chủ >< bình (T – B)

+ hoài >< lộ (B – T)

+ địa >< thiên (T – B)

=> Nghệ thuật đối giúp lời thơ thể hiện rõ nét nỗi đắng cay, uất hận. “Đã gặp thời thì anh hàng thịt, người câu cá cũng dễ làm nên công lớn. Chứ vận đã hết thì anh hùng cũng chỉ uống nhiều hận mà thôi”, một triết lí thật đau xót nhưng có lẽ nó vẫn đúng đến đời nay. Và ở đây, chính tác giả là người anh hùng lỡ vận ấy: Người anh hùng đã không may mắn gặp thời vận để có cơ hội mang sức mạnh, tài trí của mình ra cứu nước, giúp đời. Nay thời vận đã qua, tuổi già cũng vừa đến, cứu người anh hùng (tác giả) chỉ còn biết nuốt hận, bó tay trước thời cuộc mà thôi.

=> Người ôm mộng lớn đã những muốn giúp chúa nâng trục trái đất, muốn rửa giáp binh nhưng không có lối để kéo tuột sóng ngân hà xuống. Hình ảnh thơ kì vĩ làm sao. Tác giả mong muốn được mang sức mình xoay chuyển thời thế, giúp chúa đánh giặc góp phần đem lại nền thái bình cho nhân dân, đất nước. Ước mong lập công ấy thật cao quý và nó cũng là mục đích của những nam nhi thời bấy giờ. Lập công chính là làm nên sự nghiệp lớn với đời, giúp ích cho đất nước. Có như vậy, người nam tử mới được lưu danh sử sách. Ước muốn lập nên sự nghiệp lớn, có được công danh là khao khát muôn đời của biết bao nam nhi. Biết bao lời thơ đã bày tỏ khát vọng đó.