Trả lời Câu hỏi 5 trang 161 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo – Ôn tập học kì 1. Hướng dẫn: Nhớ lại kiến thức trong bài cũ, vận dụng để trả lời câu hỏi.
Câu hỏi/Đề bài:
Nêu một số biểu hiện về đặc điểm thể loại của các văn bản kịch đã học (làm vào vở):
TT |
Văn bản, tác giả |
Một số dấu hiệu nhận biết thể loại của văn bản |
1 |
Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra (trích Quan thanh tra, Gô-gôn) |
|
2 |
Tiền bạc và tình ái (trích Lão hà tiện, Mô-li-e) |
|
3 |
Thật và giả (trích Con nai đen, Nguyễn Đình Thi) |
Hướng dẫn:
Nhớ lại kiến thức trong bài cũ, vận dụng để trả lời câu hỏi.
Lời giải:
TT |
Văn bản, tác giả |
Một số dấu hiệu nhận biết thể loại của văn bản |
1 |
Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra (trích Quan thanh tra, Gô-gôn) |
– Tình huống kịch: Quan chức địa phương tìm đến nịnh bợ, mua chuộc, hối lộ Khle-xta-kốp mong y bỏ qua sai phạm của họ trong công việc. Đây là tình huống đặc trưng của hài kịch vì đã thể hiện sự trào phúng, châm biếm sâu cay, mang tính thời sự. -Xung đột kịch: Quan chức địa phương tìm đến nịnh bợ, mua chuộc, hối lộ Khle-xta-kốp – một kẻ bị nhận nhầm là chính khách- mong y bỏ qua sai phạm của họ trong công việc. -Thủ pháp trào phúng -Ngôn ngữ kịch |
2 |
Tiền bạc và tình ái (trích Lão hà tiện, Mô-li-e) |
-Ngôn ngữ trong vở kịch gần với đời sống và đậm tính gây cười -Tình huống hài kịch: sự hà tiện đã khiến cho Ác-pa-gông lú lẫn, tất cả mọi câu chuyện của mọi người xung quanh, lão đều mặc định cho rằng đang nói về đống tiền của lão -Xung đột kịch: +Lão ta mất tiền rồi lẫn tự nắm tay mình mà đòi nợ “A tôi đây mà. Trí óc tôi loạn rồi”, đã gây ra những xung đột ở những hồi sau. +Đó là xung đột nảy sinh giữa lão và con cái lão, giữa lão và đầy tớ. -Thủ pháp trào phúng |
3 |
Thật và giả (trích Con nai đen, Nguyễn Đình Thi) |
-Xung đột kịch: Những xung đột ngầm âm ỉ dồn nén trong nội tâm nhân vật: -Nhà vua tức giận, phẫn nộ trước những lời nói dối của mọi người, nhưng cũng chính bởi lời nói dối, nhà vua biết được tình cảm của ai dành cho mình mới là thật lòng. -Nhân vật kịch -Ngôn ngữ kịch -Thủ pháp trào phúng |