Trang chủ Lớp 12 Văn lớp 12 Soạn văn 12 Chân trời sáng tạo Câu hỏi 4 Trong khi đọc trang 79 Văn 12 Chân trời...

Câu hỏi 4 Trong khi đọc trang 79 Văn 12 Chân trời sáng tạo: Hai câu 28, 29 cho thấy tác giả quan niệm như thế nào về lẽ sống chết của người nghĩa sĩ?

Trả lời Câu hỏi 4 Trong khi đọc trang 79 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo – Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu). Hướng dẫn: Đọc kĩ câu 28, 29.

Câu hỏi/Đề bài:

Hai câu 28, 29 cho thấy tác giả quan niệm như thế nào về lẽ sống chết của người nghĩa sĩ?

Hướng dẫn:

Đọc kĩ câu 28, 29

Lời giải:

Cách 1

– Người nghĩa sĩ sống đánh giặc, chết cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia…

– Dù đã ra đi nhưng Nguyễn Đình Chiểu vẫn khẳng định rằng linh hồn của các nghĩa sĩ vẫn còn sống mãi, vẫn phù hộ để chống giặc ngoại xâm. Lời khẳng định cho thấy niềm tự hào vô cùng sâu sắc, cho thấy Nguyễn Đình Chiểu đã đặt người nông dân đúng vào vị trí có thực của họ trong lịch sử, toát lên một vẻ đẹp tâm hồn cao quý, lưu danh với hậu thế ngàn thu. Họ sống một cuộc sống anh hùng, chết một cái chết vinh quang.

– Chết mà như sống, linh hồn nghĩa binh vẫn cùng nhân dân đánh giặc, vẫn tiếp tục trung quân ái quốc. Ước nguyện trả đền nợ nước, trở thành lời thề thiêng liêng vang vọng núi sông. Cái chết hóa thân vào núi sông, cái chết hóa thành bất tử.

– Quan niệm “chết vinh còn hơn sống nhục” lại được thắp sáng qua hình ảnh và cuộc đời của họ.

Cách 2:

Nguyễn Đình Chiểu trong bài thơ “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” đã thể hiện quan niệm về lẽ sống chết của người nghĩa sĩ một cách rất cao cả và tôn vinh. Trong đoạn này, ông khẳng định rằng người nghĩa sĩ sẵn sàng hy sinh, thà chết còn hơn là đầu hàng giặc Tây. Họ không chỉ bảo vệ danh dự gia đình mình mà còn vì lợi ích của tổ quốc. Ông tôn vinh tinh thần anh dũng, lòng yêu nước và sẵn sàng đối mặt với khó khăn, nguy hiểm để bảo vệ đất nước và nhân dân

Cách 3:

Quan niệm:

-Sống phải biết vì nước, vì dân, hy sinh cho đại nghĩa là vinh quang

-Chết vì nước là chết vinh quang, không uổng phí cuộc đời