Lời giải Câu hỏi 4 Sau khi đọc trang 46 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo – Hai đứa trẻ (Thạch Lam).
Câu hỏi/Đề bài:
Nêu và phân tích ý nghĩa:
a. Một số câu văn, đoạn văn sử dụng kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm.
b. Một số hình ảnh, chi tiết xuất hiện nhiều lần trong văn bản.
Hướng dẫn:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải:
Cách 1
a.“An Liên lặng lẽ ngước mắt nhìn các vì sao” – “Hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh lẫn với những vệt sáng của những con đom đóm bay là là trên mặt đất hay len vào những cành cây”.
→ Chính Thạch Lam đã dùng ánh sáng để miêu tả bóng tối. Ánh sáng của những vì sao và những con đom đóm không đủ sức xóa đi màn đêm. Vũ trụ cứ “ thăm thẳm bao la đối với tâm hồn hai đứa trẻ như đầy bí mật và xa lạ và làm mỏi trí nghĩ nên chỉ một lát hai chị em lại cúi nhìn về mặt đất”
b.Phố huyện lúc chuyến tàu đêm qua:
– Hình ảnh con tàu được lặp lại 10 lần trong tác phẩm.
– Chuyến tàu đêm qua phố huyện là niềm vui duy nhất trong ngày của hai chị em Liên:
+ Chuyến tàu còn gợi nhớ về những ký ức tuổi thơ tươi đẹp của hai chị em: “Một Hà Nội xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo”.
→ Chuyến tàu trở thành nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của hai chị em Liên. Nó biểu tượng cho một cuộc sống nhộn nhịp, vui vẻ, hiện đại. Dù chỉ trong giây lát nhưng nó đưa cả phố huyện thoát ra khỏi cuộc sống tù đọng, bế tắc.
→ Qua tâm trạng đợi tàu của Liên, Thạch Lam như muốn lay tỉnh những con người đang buồn chán, sống quẩn quanh, bế tắc ấy hãy cố vươn tới điều gì đó tốt đẹp hơn.
Cách 2:
a. Một số câu văn, đoạn văn sử dụng kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm:
– Liên khẽ quạt cho An, vuốt lại mái tóc tơ… cảm giác mơ hồ không hiểu.
– Liên cầm tay em không đáp … mênh mang và yên lặng.
→ Liên và An thức để bán hàng, để được nhìn chuyến tàu đêm đi qua hoạt động cuối cùng của đêm khuya. Nỗi buồn thấm thía trước cảnh ngày tàn và những kiếp người tàn tạ: Thương những đứa trẻ nhà nghèo nhưng không có tiền mà cho chúng. Xót thương mẹ con chị Tí: ngày mò cua bắt tép, tối dọn cái hàng nước chè tươi chả kiếm được bao nhiêu, xót thương bà cụ Thi điên.
b. Một số hình ảnh, chi tiết xuất hiện nhiefu lần trong văn bản:
– Hình ảnh phố huyện
– Hình ảnh đoàn tàu
– Hình ảnh con người ở phố huyện
→ Nhịp sống buồn tẻ, tù đọng của phố huyện từ chiều tàn đi vào đêm khuya. Tất cả được thể hiện ra qua cái nhìn xót xa, thương cảm của tác giả.
Cách 3:
a,
Ví dụ 1: “Hai chị em nhìn nhau, không nói. Lòng hai chị em đều buồn rười rượi. Chúng nhớ về Hà Nội, nhớ về những ngày còn thơ ấu. Chúng khao khát được thoát khỏi cuộc sống tẻ nhạt, buồn chán nơi đây.”
=> Ý nghĩa:
-Thể hiện tâm trạng và cảm xúc của hai chị em Liên:
+Buồn bã, tẻ nhạt, khao khát được thoát khỏi cuộc sống hiện tại.
-Bộc lộ sự đồng cảm của tác giả với số phận của người dân phố huyện:
+Nghèo khổ, tẻ nhạt, không có hy vọng.
b,
Ví dụ 1:
Hình ảnh đoàn tàu: Biểu tượng cho một thế giới khác, một cuộc sống khác.
Ý nghĩa: Thể hiện ước mơ, khát vọng của hai chị em Liên về một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Ví dụ 2:
Chi tiết tiếng ếch nhái: Biểu tượng cho sự vắng vẻ, tĩnh lặng của phố huyện.
Ý nghĩa: Thể hiện bầu không khí buồn bã, tẻ nhạt của cuộc sống nơi đây.