Trang chủ Lớp 12 Văn lớp 12 Soạn văn 12 Chân trời sáng tạo Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 82 Văn 12 Chân trời...

Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 82 Văn 12 Chân trời sáng tạo: Qua bài thơ, tác giả đã thể hiện những tình cảm, cảm xúc gì đối với thiên nhiên núi Tản Viên và vị thần là chủ nhân đỉnh núi ấy?

Soạn văn Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 82 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo – Đọc kết nối chủ điểm: Vịnh Tản Viên Sơn (Cao Bá Quát). Tham khảo: Đọc kĩ bài thơ.

Câu hỏi/Đề bài:

Qua bài thơ, tác giả đã thể hiện những tình cảm, cảm xúc gì đối với thiên nhiên núi Tản Viên và vị thần là chủ nhân đỉnh núi ấy?

Hướng dẫn:

Đọc kĩ bài thơ.

Lời giải:

Cách 1

Tác giả đã thể hiện sự khoáng đạt, cao khiết, mạnh mẽ, rắn rỏi khi miêu tả thiên nhiên núi Tản Viên. Núi Tản Viên là một danh sơn trên cả các danh sơn từ xưa đến nay, hiên ngang hùng dũng đứng trấn thủ ở phía Nam của vùng đất cực Nam, núi Tản Viên còn là biểu tượng của đất Bắc. Khi đứng trước thắng cảnh ấy, tình cảm của ông bao giờ cũng là tình cảm hai chiều: Yêu thương và trách nhiệm.

Thần núi Tản Viên là vị thần chủ nhân của đỉnh núi Tản Viên. Tác giả đã thể hiện sự khâm phục, kính trọng trước vị thần này. Được ra đời từ xã hội nguyên thuỷ, lúc đầu Tản Viên chỉ đơn giản là thần núi được thờ để che chở cho con người. Bước vào nhà nước Văn Lang thời cổ đại, Tản Viên trở thành vị anh hùng truyền thuyết của cả cộng đồng quốc gia dân tộc.

Cách 2:

Trong bài thơ “Vịnh núi Tản Viên,” tác giả thể hiện sự kính trọng và tôn vinh đối với thiên nhiên núi Tản Viên cũng như vị thần là chủ nhân của đỉnh núi.

– Vị thần chủ nhân đỉnh núi: Tác giả sử dụng hình ảnh “bút hoa khôn vẽ cảnh thần tiên” để miêu tả vị thần là chủ nhân của đỉnh núi Tản Viên. Vị thần này được tôn vinh và kính trọng, và núi Tản Viên trở thành biểu tượng của đất Bắc.

Tóm lại, qua bài thơ, tác giả thể hiện tình cảm kính trọng, tôn vinh và sự huyền bí đối với thiên nhiên núi Tản Viên cũng như vị thần là chủ nhân của nó.