Trang chủ Lớp 12 Văn lớp 12 Soạn văn 12 Chân trời sáng tạo Câu hỏi 12 trang 162 Văn 12 Chân trời sáng tạo: Lập...

Câu hỏi 12 trang 162 Văn 12 Chân trời sáng tạo: Lập dàn ý cho bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm văn học, sau đó chuyển dàn ý bài viết đó thành dàn ý bài nói

Soạn Câu hỏi 12 trang 162 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo – Ôn tập học kì 1. Gợi ý: Nhớ lại kiến thức trong bài cũ, vận dụng để trả lời câu hỏi.

Câu hỏi/Đề bài:

Lập dàn ý cho bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm văn học, sau đó chuyển dàn ý bài viết đó thành dàn ý bài nói.

Hướng dẫn:

Nhớ lại kiến thức trong bài cũ, vận dụng để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Dàn ý khái quát

1. Mở bài

Có hai cách mở bài:

a. Cách 1:- Giới thiệu tác giả, tác phẩm thứ nhất.- Giới thiệu tác giả, tác phẩm thứ hai.- Dẫn dắt đến vấn đề cần so sánh (hai đoạn thơ, hai đoạn văn, hai chi tiết…). Thông thường, có thể sử dụng câu chuyên như: Tuy sáng tác ở hai giai đoạn vãn học khác nhau (hoặc tuy phong cách nghệ thuật khác nhau…) nhưng cả hai tác phẩm đều hướng đến thể hiện…

b. Cách 2:- Dẫn dắt từ vấn đề chung, điểm chung của hai đối tượng.- Sau đó dẫn dắt đến từng đối tượng, trích dẫn văn bảnVí dụ: Nỗi nhớ là đề tài bất tận của thơ ca. Cùng viết về nỗi nhớ, trong bài thơ A của B có viét.. .trong bài thơ C của nhà thơ D có viết:…

2. Thân bài: Người viết cần đảm bảo đủ bốn luận điểm cơ bản sau:

* Luận điểm 1: Khái quát chung- Nêu ngắn gọn, khái quát về giá trị nội dung của tác phẩm thứ nhất.- Nêu ngắn gọn, khái quát về giá trị nội dung của tác phẩm thứ hai.(Nếu là hai đoạn văn bản thuộc cùng một tác phẩm thì sẽ giới thiệu khái quát giá trị nội dung của tác phẩm).

* Luận điểm 2: Làm rõ đối tượng so sánh thứ nhất.Sử dụng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích, bám sát văn bản để làm sáng tỏ đối tượng so sánh thứ nhất.

* Luận điểm 3: Làm rõ đối tượng so sánh thứ hai.Sử dụng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích, bám sát văn bản để làm sáng tỏ đối tượng so sánh thứ hai.

* Luận điểm 4: Nhận xét nét tương đồng và khác biệt:+ Điểm tương đồng: Tương đồng về nội dung; tương đồng về nghệ thuật (nếu một cách ngắn gọn, không cần phân tích kĩ, sẽ dễ bị lặp ý)+ Điểm khác biệt: Khác biệt về nội dung, khác biệt về nghệ thuật+ Lí giải sự khác biệt: những nguyên nhân thường gặp là do bối cảnh văn hóa, xã hội, lịch sử, do phong cách nhà văn, quan điểm sáng tác.

3. Kết bài:Khẳng định vấn đề nghị luận, khẳng định giá trị của tác phẩm (hai tác phẩm). Có thể nếu cảm nghĩ riêng của bản thân