Trang chủ Lớp 12 Văn lớp 12 Soạn văn 12 Cánh diều Câu hỏi 6 Sau khi đọc trang 71 Văn 12 Cánh diều:...

Câu hỏi 6 Sau khi đọc trang 71 Văn 12 Cánh diều: Việc trở thành đối tượng bị chấm biến của nhân vật Đoàn Xoa trong đoạn trích gợi cho em suy nghĩ gì?

Hướng dẫn soạn Câu hỏi 6 Sau khi đọc trang 71 SGK Văn 12 Cánh diều – Loạn đến nơi rồi! – Trích Mùa hè ở biển( Xuân Trình). Tham khảo: Đọc kỹ đoạn trích và trả lời câu hỏi.

Câu hỏi/Đề bài:

Việc trở thành đối tượng bị chấm biến của nhân vật Đoàn Xoa trong đoạn trích gợi cho em suy nghĩ gì?

Hướng dẫn:

Đọc kỹ đoạn trích và trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Cách 1

Nhân vật Đoàn Xoa là người có tính nguyên tắc cao, thương yêu đồng chí bạn bè, vợ con hết mực. Ông cũng có những ý tốt, thiện chí luôn mong muốn đất nước phát triển, xóa đói giảm nghèo nhưng thật đáng tiếc rằng những suy nghĩ của Đoàn Xoa trở thành lỗi thời với cuộc sống đang đi lên.

Sự lỗi thời ấy đã đẩy Đoàn Xoa vào tình thế hài hước, đáng buồn cười, trở thành đối tượng bị châm biếm trong tác phẩm. Ông Đoàn Xoa là hình ảnh tiêu biểu cho người mang tư tưởng bảo thủ, lạc hậu, cách nhìn hạn hẹp lúc bấy giờ. Qua vở kịch, thông qua nhân vật Đoàn Xoa, người đọc thấy rõ thái độ phê phán của tác giả về những cái cũ, cái tiêu cực trong sản xuất và quan hệ xã hội ở nông thôn ta hiện nay. Vì tư duy duy lý, trái với quy luật phát triển tự nhiên, đồng thời do non kém về kiến thức, không nắm bắt khoa học kỹ thuật phát triển của con người (cụ thể là ông Đào Xoa) đã vô tình trở thành bước cản làm chậm tiến độ phát triển của xã hội.

Cách 2:

Em suy nghĩ về vấn đề đường lối lãnh đạo của các cán bộ. Đường lối được đưa ra dựa trên lý thuyết, nếu lý thuyết xa rời thực tế sẽ không hiệu quả. Vì vậy các cán bộ nhà nước khi đưa ra bất kỳ một điều luật hay đường lối nào cần theo dõi sát sao và cần linh hoạt để nhanh chóng thay đổi cho phù hợp với thực tiễn cuộc sống.

Cách 3:

Việc nhân vật Đoàn Xoa trở thành đối tượng bị châm biếm trong đoạn trích gợi cho em suy nghĩ:

-Ông là người có tính nguyên tắc, thương yêu vợ con, bạn bè, ông cũng có những ý tốt, thiện chí luôn muốn đất nước phát triển, xóa đói giảm nghèo nhưng suy nghĩ của ông không tuân theo quy luật tự nhiên mà thuyền trưởng Quân đã nói.

-Lối suy nghĩ lạc hậu đã đẩy ông vào tính thế hài hước, buồn cười, trở thành đối tượng bị châm biếm trong tác phẩm. Ông Xoa là biểu tượng cho người mang tính bảo thủ, lạc hậu, có cách nhìn hạn hẹp bấy giờ.

-Thông qua nhân vật ông Đoàn Xoa, người đọc thấy rõ thái độ phê phán của tác giả về những cái cũ, tiêu cực trong sản xuất và quan hệ xã hội ở nông thôn ta hiện nay. Vì tư duy duy lí, trái với quy luật tự nhiên đồng thời do non kém về kiến thức, không nắm bắt khoa học kỹ thuật phát triển của con người (cụ thể là ông Đào Xoa) đã vô tình trở thành bước cản làm chậm tiến độ phát triển của xã hội.