Giải Câu hỏi 6 Sau khi đọc trang 24 SGK Văn 12 Cánh diều – Muối của rừng ( Nguyễn Huy Thiệp). Hướng dẫn: Đọc kĩ nội dung tác phẩm và liên hệ, phân tích với quan điểm trên.
Câu hỏi/Đề bài:
Theo Ha-ra-ri ( Harari), có một quan niệm cho rằng: “Các sinh vật không phải người không có giá trị tự thân nào cả, chúng chỉ tồn tại vì lợi ích của chúng ta mà thôi”. Đọc truyện ngắn Muối của rừng, em có tán thành quan niệm đó không? Vì sao?
Hướng dẫn:
Đọc kĩ nội dung tác phẩm và liên hệ, phân tích với quan điểm trên.
Lời giải:
Cách 1
Em không tán thành với quan niệm: “Các sinh vật không phải người không có giá trị tự thân nào cả, chúng chỉ tồn tại vì lợi ích của chúng ta mà thôi” vì:
– Khi đọc truyện ngắn Muối và rừng, chúng ta có thể cảm nhận các loài sinh vật đều có thế giới tâm trạng, cảm xúc, tình cảm riêng giống như con người. Điều đó được thể hiện thông qua ngòi bút tài hoa của nhà văn khi miêu hình ảnh, chi tiết về sự đau đớn của con khỉ đực, tình yêu, tình cảm gia đình của gia đình khỉ vô cùng sâu sắc.
– Khi con khỉ đực bị bắn ngã nhào xuống đất, khỉ mẹ cũng đã quay lại dìu khỉ bố chạy trốn; khỉ con xuất hiện và cướp súng ông Diểu nhưng nó bị rơi xuống vực. Tác giả cũng đã miêu tả về hình ảnh con khỉ đực bị thương, chậm rãi kêu và gương ánh mắt thành khẩn cầu xin về phái ông Diểu. Và khi ông định mang con khỉ về, coi nó như chiến lợi phẩm thì con khỉ cái xuất hiện, đã khiến ông thay đổi cách nhìn về gia đình loài khỉ cũng như hiểu được “trách nhiệm đè lên lưng mỗi sinh vật quả thật nặng nề.”
→ Chính nhân vật Diểu trong tác phẩm hay mỗi bản thân mỗi độc giả đều nhận ra rằng thiên nhiên sinh vật cũng như con người, cũng có thứ tình của nó. Thiên nhiên và con người cũng có sự liên kết gắn bó chặt chẽ và chúng ta cần có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn thiên nhiên.
Cách 2
Em không tán thành với quan niệm đó, bởi lẽ, em tin rằng mỗi loại sinh vật đều có những giá trị riêng và góp phần vào việc cân bằng giới tự nhiên. Không chỉ riêng con người mà các loài sinh vật cũng có suy nghĩ và làm những công việc của chúng. Qua truyện ngắn “Muối của rừng”, em nhận thấy điều đó, như ông Diểu cũng vậy, để rồi ông phải thốt lên “trách nhiệm đè lên lưng mỗi sinh vật quả thật nặng nề”. Nguyễn Huy Thiệp đã nhận ra điều đó, đó chính là gí trị tự thân của mỗi loài sinh vật, không chỉ ở con người. Động vật cũng biết nhận thức, biết đau thương. Vì vậy, mỗi con người chúng ta cần phải trân quý và bảo vệ các loài động thực vật, chúng có đóng góp rất lớn trong việc cân bằng hệ sinh thái.