Gợi ý giải Câu hỏi 6 Sau khi đọc trang 151 SGK Văn 12 Cánh diều – Phân tích bài thơ Việt Bắc (Nguyễn Văn Hạnh). Tham khảo: Đọc kĩ nội dung văn bản và trả lời câu hỏi.
Câu hỏi/Đề bài:
Dẫn ra một số câu văn thể hiện ý kiến nhận xét, đánh giá chủ quan của người viể khi phân tích bài thơ Việt Bắc.
Hướng dẫn:
Đọc kĩ nội dung văn bản và trả lời câu hỏi
Lời giải:
Cách 1
Một số câu văn thể hiện ý kiến nhận xét, đánh giá chủ quan của người viết khi phân tích bài thơ Việt Bắc:
– “Việt Bắc ngọt ngào, đằm thắm, là một bài ca tâm tình, rất tiêu biểu cho hồn thơ, cho phong cách của Tố Hữu”
– “Cho nên, tình yêu biến thành tình nghĩa, và Việt Bắc trở thành tiếng hát ân tình chung của những người kháng chiến, của cả dân tộc trong một thời điểm rất đáng ghi nhớ”
– “Bài thơ vừa thống nhất, vừa biến hóa, giữ vững tính mẫu mực của thể lục bát trong một bài thơ có dung lượng lớn như vậy mà không rơi vào đơn điệu”
– “Nét đặc sắc cao quý của Việt Bắc chính là ở chỗ nghèo cực mà chân tình, rộng mở, mà son sắt, thủy chung với cách Cách mạng”
– “ Bài thơ có ý vị đậm đà, đặc biệt do nỗi nhớ…”
– “Trong bài thơ, cái tình đằm thắm vốn là sở trưởng của hồn thơ và giọng thơ Tố Hữu được kết hợp với một khả năng quan sát tinh tế”
– “Người đọc như được sưởi ấm bởi cái tình “Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”, càng thấy thân thiết…”
– “Những câu thơ viết tự nhiên, thoải mái, như tuôn chảy từ tấm lòng không một chút dụng công…”
– “Kháng chiến và cách mạng đã xua tan bớt nét hiu hắt âm u của Việt Bắc, làm tăng thêm cảnh mơ mộng của nó…”
– “Trong bài thơ Việt Bắc cũng như thường thấy trong thơ Tố Hữu, tình cảm bao giờ cũng làm nền, mà cái tình thì rất thật…”
Cách 2:
– Một số câu văn thể hiện ý kiến nhận xét, đánh giá chủ quan của người viết :
+ “Nét đặc sắc cao quý của Việt Bắc chính là ở chỗ nghèo mà chân tình”
+ “Bài thơ có một ý vị đậm đà, đặc biệt do nỗi nhớ”
+ “Bài thơ Việt Bắc thật sự là một trong những bài thơ hay nhất trong sự nghiệp sáng tác của Tố Hữu và trong nền thơ hiện đại của chúng ta”